THỰC TRẠNG ÁPDỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở TỈNH QUẢNG NGÃ
2.4.3. Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền ápdụng pháp luật
pháp luật tốt. Nói cụ thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế- xã hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức ... mà trong đó pháp luật sẽ tác động, đáp ứng những nhu cầu địi hỏi của đất nước ở mỗi thời kì phát triển. Sau khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới việc thực hiện, áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi người nắm được các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý tức tự giác tuân theo pháp luật.
2.4.2. Trình độ văn hóa pháp lí của cán bộ và nhân dân
Hoạt động áp dụng pháp luật khơng những có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xây dựng pháp luật mà sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật còn địi hỏi trình độ pháp lí của cán bộ, nhân dân trong xã hội. Vì vậy cần phải đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như của người khác và đấu tranh khơng khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong xã hội
2.4.3. Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật pháp luật
Áp dụng pháp luật vốn là hoạt động do các cơ quan hoặc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành như cơ quan hành chính, Tịa án, Viện kiểm sát, Cơng an. Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật nên chủ thể bị áp dụng có thể được hưởng lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả bất lợi nên trong pháp luật ln có sự xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự thủ tục... của chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được tổ chức một cách khoa học, có sự phân cơng rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc của các cơ quan này. Sự không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc thẩm quyền của
51
các cơ quan dễ dẫn đến có những vụ việc thì nhiều cơ quan tranh nhau giải quyết nhưng lại có những vụ việc thì đùn đẩy khơng cơ quan nào nhận trách nhiệm giải quyết. Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội .
Đặc biệt, hoạt động hiệu quả của các cơ quan áp dụng pháp luật cịn thể hiện ở sự thơng thạo các công việc mà họ đảm nhận và thực hiện chúng với tinh thân trách nhiệm cao, tránh hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con người, với tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Thực tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc một số cán bộ có chức có quyền trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân dẫn đến nhiều vụ việc đơn giản lại trở nên phức tạp, nhiều sự oan ức bất bình trong nhân dân khơng giải quyết được gây ra hậu quả không thể lường trước .