MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN VN VÀ CÁC NƯỚC CẦN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược tài chính của g7 mart nhà bán lẻ số một việt nam giai đoạn khởi nghiệp 2007 2009 (Trang 72 - 76)

c. Sự phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của Thái Lan

2.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN VN VÀ CÁC NƯỚC CẦN

CHÚ Ý TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ CỦA G7 MART – NHÀ BÁN LẺ SỐ 1 VIỆT NAM:

Một là, cần phải hình thành và phát triển các trung gian thương mại lớn là

đúng hướng cho HTPP ở VN.

Sự xuất hiện và tham gia vào HTPP của một số tập đồn thương mại bán buơn, bán lẻ đa quốc gia trên thị trường VN, mặc dù với số lượng cịn rất ít, nhưng đã cĩ những tác động tích cực đến q trình phát triển các HTPP hiện đại, đặc biệt đã minh chứng rõ nét về vai trị và quyền lực điều khiển HTPP của các trung gian thương mại quy mơ lớn.

Hai là, để phát triển được các trung gian thương mại lớn trong nước trong sự

cạnh tranh với các nhà phân phối lớn của nước ngồi, phài cĩ sự hậu thuẫn rất lớn từ chính sách kinh tế vĩ mơ.

Ở Thái Lan cĩ lúc 80% thị phần bán lẻ đã rơi vào tay các tập đồn phân phối của nước ngồi song chính phủ Thái Lan đã phải điều tiết bằng cách cho các tập đồn nước ngồi chỉ được phép mở các siêu thị riêng lẻ, khơng cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường, nhờ vậy thị phần bán lẻ mới dần được các nhà phân phối nước này chiếm lại.

Tương tự ở Trung Quốc trong giai đoạn đầu của thời mở cửa, sự tràn ngập của các nhà phân phối lớn nước ngồi vào thị trường này gây sức ép quá lớn cho các nhà phân phối trong nước nhưng Chính phủ Trung Quốc đã kịp thời điều chỉnh các chính sách, nhằm thúc đẩy sự phát triển và sức cạnh tranh trên thương trường của các DN trong nước. Kết quả là thị phần bán lẻ ở nước đơng dân nhất thế giới đã khơng bị nước ngồi thao túng, mà ngược lại đang phát triển rất mạnh mẽ trong số các thành viên của WTO hiện nay.

Ba là, để phát triển thành nhà bán lẻ số 1 VN, G7 Mart phải chuẩn bị vượt

qua những thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế hiện tại của đất nước.

- Kết cấu hạ tầng thương mại yếu, thiếu đồng bộ; tính liên kết trong và giữa các DN với nhau cịn kém; đại bộ phận DN thương mại nhỏ bé trong điều kiện nguồn vốn lại hạn hẹp. Khả năng tích tụ và tập trung các nguồn lực chưa bảo đảm đủ sức để cạnh tranh và hợp tác.

- Thơng tin thị trường mang tính hệ thống chậm được xác lập, chưa đủ tin

cậy, làm giảm giá trị dự báo, tiên lượng…

- Sức ép hội nhập về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối và mở cửa thị

trường hàng hĩa ngày càng rõ rệt. Sự hiện diện của các nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp nước ngồi cùng với luồng hàng hĩa nhập khẩu tăng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các nhà phân phối, sản xuất trong nước, địi hỏi sự nỗ lực phát triển của cộng đồng DN trong thời gian tới là rất cao, rất quyết liệt ngay từ đầu của giai đoạn 2007-2010.

Bối cảnh quốc tế và trong nước, cơ hội và thách thức tồn tại, tác động và chuyển hĩa lẫn nhau. Nếu các DN biết cách khai thác cĩ thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để tạo ra bước đột phá cho sự phát triển; ngược lại, cơ hội sẽ qua đi và thách thức sẽ trở thành lực cản lớn trên con đường đi tới tương lai của DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Cùng với quá trình chuyển đổi theo hướng nền kinh tế thị trường, những năm vừa qua, HTPP hàng hĩa của các DN Việt Nam đã nhanh chĩng hình thành và phát triển, tạo nên một thị trường sơi động với những biến đổi sâu sắc cả về cấu trúc lẫn phương thức và các quan hệ giữa các cơ cấu trong các hệ thống này. Tuy nhiên các hệ thống này cũng chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế ngay trong thị trường nội địa.

Hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước đều thiếu kinh nghiệm, nguồn lực, trình độ chun mơn, vốn, và thương hiệu. Doanh thu bán lẻ từ HTPP hiện tại của VN chiếm chưa tới 10% thị trường bán lẻ trong nước vì phần lớn HTPP cịn rất non trẻ. Mới chỉ cĩ một số đơn vị cĩ phương thức kinh doanh và phân phối tương đối chuyên nghiệp như Tổng cơng ty Thương Mại Sài Gịn Satra với 40 DN trực thuộc, chuỗi siêu thị Citimax, hệ thống Maximart…

Thách thức đối với HTPP truyền thống thời gian tới sẽ là khơng khí cạnh tranh quyết liệt do HTPP hiện đại phát triển bởi cả các nhà phân phối hùng mạnh trên thế giới lẫn các DNVN đang lớn dần lên.

Từ kinh nghiệm Thái Lan, VN cũng vậy, việc các tập đồn phân phối nước ngồi đặt chân vào VN sẽ khơng những tạo sức ép cho các nhà phân phối lớn mà ngay cả những chuỗi cửa hàng tạp hĩa nhỏ lẻ cũng đứng trước nguy cơ bị thu hẹp dần.

Để khắc phục những hạn chế như cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm,…bản thân các DN cần hợp tác liên kết chặt chẽ với nhau trong tất cả các khâu từ đầu tư, sản xuất đến lưu thơng phân phối sản phẩm, đồng thời

hợp tác với các tập đồn bán lẻ lớn của nước ngồi để học hỏi kinh nghiệm về kinh doanh, quản lý hiện đại.

Dựa trên tình hình đĩ G7 Mart đã đưa ra các giải pháp và kêu gọi sự đồn kết lại của các kênh phân phối truyền thống tại VN (bao gồm các tiệm tạp hĩa, các nhà phân phối sỉ lẻ…) nhằm tăng thêm khả năng cạnh tranh cũng như tạo thêm cơ hội tăng doanh thu. G7 Mart sẽ đầu tư cả về tài chính, dịch vụ, kỹ năng để cĩ thể nâng cấp một phần các chuỗi cửa hàng tạp hĩa sỉ lẻ truyền thống hiện cĩ thành chuỗi cửa hàng tiện ích hiện đại. Đào tạo kỹ năng bán hàng để tăng thêm sức cạnh tranh với HTPP nước ngồi.

Khơng chỉ riêng G7 Mart xuất hiện, mà tới đây cần nhiều tập đồn bán lẻ năng động, hiệu quả khác, liên kết các nhà kinh doanh lại thành một khối, tạo ra sức mạnh to lớn cho ngành bán lẻ VN. Điều chúng ta cần hiện nay là, nâng cấp HTPP về cơng nghệ quản lí, ứng dụng hiệu quả của cơng nghệ thơng tin trong kinh doanh, cĩ giải pháp kho vận thuận tiện, nhanh chĩng, hoạch định tài nguyên cho DN, đưa cơng nghệ bán lẻ hiện đại vào kinh doanh, bảo đảm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng cao. Khơng những vậy, hệ thống bán lẻ phải giảm được các chi phí xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà, tạo sự ổn định về kinh tế-xã hội. Bên cạnh đĩ, chúng ta phải tăng cường liên doanh, hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất, nhà phân phối nước ngồi và kiều bào ta ở nước ngồi.

Hướng tới HTPP hàng hĩa tiên tiến, hiện đại, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ, là mục tiêu sống cịn trong qúa trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chúng ta cần phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, trên tinh thần đồn kết mới giành được thắng lợi.

CHƯƠNG 3

CHIẾN LƯC TÀI CHÍNH CỦA G7 MART – NHÀ BÁN LẺ SỐ 1 VN - GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ 2007 – 2009

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược tài chính của g7 mart nhà bán lẻ số một việt nam giai đoạn khởi nghiệp 2007 2009 (Trang 72 - 76)