Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 28)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Thống kê mô tả

Bảng tiếp theo trình bày thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu. Các thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm tốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2012, tổng mẫu quan sát là 690 mẫu.

21

Bảng 4.2.1: Bảng thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu

TLEV SLEV LLEV SIZEA TANG GROS ROA TAX LIQUID RISK AGE

TỔNG MẪU (Số quan sát = 690) Mean 0.547 0.424 0.123 5.524 0.233 0.295 0.062 0.111 1.818 0.773 16.971 Median 0.568 0.426 0.051 5.504 0.167 0.028 0.047 0.101 1.383 0.075 12 Maximum 1.050 0.923 0.730 7.124 0.936 18.747 0.389 0.877 17.372 160.388 54 Minimum 0.045 0.044 0.000 4.301 0.001 -0.975 -1.064 -0.143 0.159 -23.156 7 Std. Dev. 0.214 0.197 0.164 0.571 0.209 1.141 0.092 0.087 1.538 8.318 12.832 Jarque-Bera 26.9 21.5 371.0 10.1 306.1 383424.5 35156.2 2147.5 31807.9 1597075 201.3 Probability 0.000 0.000 0.000 0.006 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Ghi chú: các biến TLEV, SLEV, LLEV, SIZEA, TANG, GROS, ROA, TAX, LIQUID, RISK lần lượt đại diện cho tỷ lệ tổng nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, thuế, thanh khoản, rủi ro kinh doanh và tuổi của doanh nghiệp. Std. Dev. viết tắt của độ lệch chuẩn, Jarque-Bera kiểm định phân phối chuẩn của mẫu.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy tỷ lệ tổng nợ của toàn mẫu là 54,7% hàm ý trong giai đoạn 2008 – 2012, bình quân 54,7% tài sản của các doanh nghiệp được tài trợ từ nợ. Độ lệch chuẩn của tỷ lệ nợ là 21,4%, tỷ lệ nợ nhỏ nhất là 4,5% và tỷ lệ nợ cao nhất là 105% (hàm ý doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu), cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp. Trong cơ cấu nợ của các doanh nghiệp, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu với hơn 77,5% nợ phải trả, trong khi đó nợ dài hạn chỉ chiếm khoảng 22,5%. Các chỉ số giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị cao nhất của các biến khác được nêu tương tự trong bảng.

Ngoài ra, để xem xét khái quát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đối với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp trên góc độ thống kê thơng thường, qua xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel, dùng các chức năng Sort và Filter để xem xét cho từng nhân tố, sau đó tính giá trị trung bình của từng nhóm, kết quả cho thấy:

Bảng 4.2.2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các DN niêm yết

Nhân tố Xu hƣớng tỷ suất nợ theo nhóm (từ thấp đến cao)

Quy mô doanh nghiệp (SIZEA) Dưới 500 tỷ đồng

Từ 500 tỷ đồng - 1.000 tỷ đồng

Từ 1.000 tỷ đồng trở lên

Cơ cấu tài sản (TANG)

22

Tốc độ tăng trưởng (GROS) Từ 5% - 10% Dưới 5% Trên 10%

Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) Trên 20% Từ 10% - 20% Dưới 10%

Tỷ suất thuế TNDN/EBIT (TAX) Trên 20% Từ 10% - 20% Dưới 10%

Khả năng thanh khoản (LIQUID) Trên 2 Từ 1 đến 2 Dưới 1

Rủi ro kinh doanh (RISK) Từ 10% - 50% Trên 50% Dưới 10%

Tuổi doanh nghiệp (AGE) Dưới 10 Từ 10 đến 20 Trên 20

Qua bảng kết quả thống kê ở trên cho thấy, 05 nhân tố có quy luật ảnh hưởng rõ ràng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp: quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh, thuế, khả năng thanh khoản và tuổi doanh nghiệp. Cụ thể:

- Quy mô của doanh nghiệp (SIZEA) và tuổi doanh nghiệp (AGE) càng cao thì việc tài trợ bằng nợ càng cao;

- Ngược lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) càng thấp thì doanh nghiệp càng có xu hướng tài trợ bằng nợ;

- Nhóm doanh nghiệp có tỷ suất thuế TNDN/EBIT (TAX) và khả năng thanh khoản (LIQUID) cao có xu hướng sử dụng nợ ít hơn;

Trong khi đó, 03 nhân tố: cơ cấu tài sản, rủi ro kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có quy luật ảnh hưởng khơng rõ ràng.

- Nhóm những doanh nghiệp có tỷ trọng TSCĐ trên 40% có mức tài trợ nợ cao nhất, nhưng nhóm từ 20% - 40% lại có mức sử dụng nợ thấp hơn nhóm có mức dưới 20%.

- Đối với nhân tố tốc độ tăng trưởng, nhóm các doanh nghiệp có mức tăng cao cao nhất (GROS trên 10%) có xu hướng sử dụng nợ cao nhất. Nhưng ngược lại, nhóm có mức tăng trưởng thấp nhất (dưới 5%) lại sử dụng nợ nhiều hơn nhóm có mức tăng trưởng vừa (từ 5% - 10%).

- Tương tự như vậy, với nhân tố rủi ro kinh doanh, nhóm có mức rủi ro thấp nhất (RISK dưới 10%) có xu hướng tài trợ bằng nợ cao nhất, trong khi đó nhóm có mức từ 10% – 50% lại có tỷ số nợ thấp hơn nhóm có mức trên 50%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)