Kiểm định Hausman so sánh giữa hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 35)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kiểm định Hausman so sánh giữa hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên

nhiên

Sau khi áp dụng kỹ thuật hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định vào mơ hình với tất cả các mẫu quan sát, nghiên cứu sử dụng phép kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình tối ưu. Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman giữa mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên và mơ hình hiệu ứng cố định.

Fixed Random Var(Diff.) Prob.

BIẾN PHỤ THUỘC:TỔNG NỢ/TỔNG TÀI SẢN

SIZEA 0.138688 0.110944 0.000309 0.1143 TANG -0.014868 -0.042837 0.000333 0.1255 GROS -0.000337 0.000061 0.000001 0.5914 ROA -0.321059 -0.396458 0.000215 0.0000 TAX -0.024365 -0.047255 0.000129 0.0439 LIQUID -0.034484 -0.043176 0.000001 0.0000 RISK -0.000286 -0.000415 0.000000 0.0417 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Giả thuyết Ho: Cov(vi,Xit) = 0 24.32

Prob. > 0.000***

BIẾN PHỤ THUỘC: NỢ NGẮN HẠN /TỔNG TÀI SẢN

SIZEA 0.016463 -0.026749 0.000456 0.043 TANG -0.10696 -0.246918 0.000551 0.0000 GROS 0.005052 0.006186 0.000001 0.2217 ROA -0.167002 -0.245258 0.000369 0.0000 TAX -0.052652 -0.071786 0.000231 0.2076 LIQUID -0.042291 -0.05285 0.000002 0.0000 RISK 0.000503 0.000212 0.000000 0.0006 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Giả thuyết Ho: Cov(vi,Xit) = 0 24.32

Prob. > 0.000***

BIẾN PHỤ THUỘC : NỢ DÀI HẠN /TỔNG TÀI SẢN

SIZEA 0.122224 0.132833 0.000299 0.5397

TANG 0.092092 0.187707 0.000346 0.0000

GROS -0.005388 -0.006144 0.000001 0.3088

ROA -0.154056 -0.172416 0.000227 0.2232

25

LIQUID 0.007807 0.006903 0.000001 0.4598

RISK -0.000789 -0.000681 0.000000 0.1024

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Giả thuyết Ho: Cov(vi,Xit) = 0 24.32

Prob. > 0.000***

Ghi chú: các biến TLEV, SLEV, LLEV, SIZEA, TANG, GROS, ROA, TAX, LIQUID, RISK lần lượt đại diện cho tỷ lệ tổng nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, thuế, thanh khoản, rủi ro kinh doanh và tuổi của doanh nghiệp.

Kết quả kiểm định Hausman cho mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định với các biến phụ thuộc khác nhau cho thấy bằng chứng ủng hộ mơ hình hiệu ứng cố định: Hệ số Chi-square trong mơ hình biến phụ thuộc là tổng nợ/tổng tài sản có đạt giá trị 76,9 cho thấy tại mức ý nghĩa 1%, , tức

là giả thuyết H0 bị bác bỏ, tồn tại sự khác biệt có hệ thống giữa mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên và mơ hình hiệu ứng cố định trong trường hợp biến giải thích là tổng nợ/tổng tài sản. Trường hợp biến giải thích là nợ ngắn hạn/tổng tài sản và nợ dài hạn/tổng tài sản có kết quả tương tự. Kết hợp với Dougherty (2011), mơ hình hiệu ứng cố định là tối ưu nhất cho nghiên cứu này.

4.5. Kết quả hồi quy

Mơ hình hồi quy hiệu ứng cố định được áp dụng để hồi quy các nhân tố có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ/tổng tài sản) của các doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên sàn HSX và HNX (kỳ quan sát: năm 2008 – 2012). Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy với mơ hình hiệu ứng cố định

Tổng nợ/tổng tài sản Nợ ngắn hạn/tổng tài sản Nợ dài hạn/tổng tài sản

Variable Coef t-Stat Prob. Coef t-Stat Prob. Coef t-Stat Prob.

C 0.335 5.276 0.000 0.990 16.200 0.000 -0.655 -12.444 0.000 SIZEA 0.078 7.203 0.000*** -0.049 -4.693 0.000** * 0.127 14.121 0.000** * TANG -0.085 -2.846 0.005*** -0.430 -14.881 0.000** * 0.345 13.841 0.000** * GROS -0.004 -0.582 0.561 0.004 0.652 0.515 -0.007 -1.457 0.146 ROA -0.717 -9.987 0.000*** -0.391 -5.654 0.000** * -0.326 -5.468 0.000** * TAX -0.131 -1.812 0.071* -0.149 -2.130 0.034** 0.017 0.289 0.772 LIQUID -0.078 -17.726 0.000*** -0.077 -18.297 0.000** 0.000 -0.118 0.906

26 * RISK -0.001 -1.639 0.102 -0.001 -1.235 0.217 0.000 -0.540 0.589 AGE 0.000 0.386 0.700 -0.001 -1.590 0.112 0.001 2.310 0.021** R-squared 0.571 0.528 0.495 Adjusted R- squared 0.563 0.519 0.484 Durbin-Watson stat 0.631 0.752 0.628 F-statistic 65.448 55.000 48.063 Prob(F-statistic) 0.000 0.000 0.000

Ghi chú: các biến TLEV, SLEV, LLEV, SIZEA, TANG, GROS, ROA, TAX, LIQUID, RISK lần lượt đại diện cho tỷ lệ tổng nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, thuế, thanh khoản, rủi ro kinh doanh và tuổi của doanh nghiệp.

***, ** và * thể hiện mức ý nghĩa thống kê tương ứng tại 1%, 5% và 10%.

Từ bảng kết quả trình bày trong bảng hồi quy với mơ hình hiệu ứng cố định, ta có thể nhận thấy một tác động của biến giải thích như sau:

- Quy mơ doanh nghiệp (SIZEA) có tác động lên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa 1% cho dù biến phụ thuộc là TLEV, SLEV hay LLEV. Đáng lưu ý là những doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì có xu hướng tăng nợ dài hạn (coef = 0,127) và giảm nợ ngắn hạn (coef = -0,049). Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và nghiên cứu thực nghiệm của Chen (2004), Dzung Nguyen et al (2012).

- Cơ cấu tài sản, thể hiện qua tỷ lệ tài sản hữu hình của doanh nghiệp (TANG) có tác động lên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa 1% cho dù biến phụ thuộc là TLEV, SLEV hay LLEV. Tuy nhiên những doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cao thì có xu hướng tăng nợ dài hạn (coef = 0,345) và giảm nợ ngắn hạn (coef = -0,43). Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết đánh đổi và các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trước đây (Dzung Nguyen và các cộng sự, 2012; Biger et al., 2008).

- Tốc độ tăng trưởng, đo lường qua tăng trưởng của doanh thu tương quan cùng chiều với SLEV và ngược chiều với TLEV, LLEV, phản ánh những doanh nghiệp với doanh thu tăng nhanh thì có xu hướng tăng sử dụng nợ ngắn hạn, giảm nợ dài hạn, khiến tỷ lệ tổng nợ/tổng nguồn vốn sụt giảm. Tuy nhiên kết quả kiểm

27

định khơng có ý nghĩa thống kê, do vậy chưa thể kết luận về mối tương quan giữa tăng trưởng doanh thu và các tỷ lệ nợ của doanh nghiệp.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa 1% cho dù biến phụ thuộc xem xét là tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản (TLEV), nợ dài hạn/tổng tài sản (LLEV), nợ ngắn hạn/tổng tài sản (SLEV). Điều này phản ánh việc các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao có xu hướng ít sử dụng nợ vay. Kết quả này này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng và các nghiên cứu thực nghiệm của Thành (2012), Khanh và Anh (2012).

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) có quan hệ ngược chiều với TLEV, SLEV nhưng lại cùng chiều với LLEV, phản ánh những doanh nghiệp phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao thì có xu hướng tăng sử dụng nợ dài hạn, giảm nợ ngắn hạn và khiến tổng nợ/tổng tài sản giảm. Kết luận này cũng hàm ý doanh nghiệp chịu mức thuế TNDN cao sẽ có cấu trúc vốn thâm dụng nợ hơn. Vì kết quả kiểm định chỉ cho thấy mức ý nghĩa thống kê đối với mơ hình có biến phụ thuộc là TLEV (10%), SLEV (5%) và khơng có ý nghĩa thống kê với mơ hình có biến phụ thuộc là LLEV nên hàm ý về sự ảnh hưởng của thuế TNDN lên cấu trúc vốn là chưa chắc chắn.

- Khả năng thanh khoản (LIQUID) có tương quan ngược chiều với tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản và nợ ngắn hạn/tổng tài sản của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa 1% và không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa 10%. Điều này ngụ ý rằng doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao có xu hướng giảm địn bẩy tài chính.

- Tuổi của doanh nghiệp (AGE) có mối tương quan thuận (coef = 0,001) với mức ý nghĩa 5% đối với tỷ lệ LLEV, khơng có ý nghĩa về mặt thống kê đối với hai biến TLEV, SLEV. Kết quả này hàm ý những doanh nghiệp có bề dày phát triển (tuổi doanh nghiệp cao) có xu hướng sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động của mình hơn, nhưng ảnh hưởng của xu hướng này là không đáng kể.

- Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng (GROS) và rủi ro kinh doanh (RISK) đều có hệ số tương quan rất thấp và khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% đối với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (TLEV, SLEV, LLEV). Tuy nhiên kết quả

28

hồi quy cũng phản ánh những doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh tăng sẽ có xu hướng giảm tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn.

Tóm lại, dựa trên kết quả phân tích dữ liệu bảng hồi quy với mơ hình ảnh hưởng cố định xác định các nhân tố quyết định đồng thời cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012, có thể thấy rằng:

 Các yếu tố quyết định quan trọng của cấu trúc vốn bao gồm: Quy mô doanh nghiệp (SIZEA), Cơ cấu tài sản (TANG), Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) và Thanh khoản (LIQUID).

 Hai biến cho thấy sự tương quan nhưng ý nghĩa thống kê ở mức thấp là: Độ tuổi (AGE) và Thuế (TAX).

 Các biến có sự tương quan nhưng khơng có ý nghĩa thống kê bao gồm: Tốc độ tăng trưởng (GROS) và Rủi ro kinh doanh (RISK).

Các kết quả phát hiện được từ phương pháp kiểm định hồi quy này phần nào cũng tương đồng với các quan sát từ phương pháp thống kê mô tả.

29

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)