Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 35 - 38)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Hiện trạng môi trường nước

2.4.1.1. Nước sông

Chất lượng nước đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao, đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít.

Nước tại Sơng Cơng và Hồ Núi Cốc cũng có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu mỡ và các hóa chất bảo vệ thực vật.

2.4.1.2. Hiện trạng môi trường nước thải

- Hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt các khu dân cư trong tỉnh hiện nay hầu hết khơng qua xử lý, thốt trực tiếp ra các cống, mương thoát nước mặt và đổ ra các lưu vực sông.

- Hiện trạng nước thải công nghiệp: Theo đánh giá của Sở TN&MT Thái Nguyên, mặc dù nước thải của của các nhà máy đã qua hệ thống xử lý nhưng chất lượng vẫn không đạt tiêu chuẩn xả thải. Đặc biệt khu công nghiệp Yên Bình với tổ hợp sản xuất công nghệ cao với nhà máy Samsung và các công trình vệ sinh đã đi vào hoạt động mà các hệ thống nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phần chủ yếu nước thải của KCN sông Công, bệnh viện Đa khoa Trung ương, KCN Luyện kim Lưu Xá chủ yếu là các hợp chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng. Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và nước thải của nhiều cơ sở khai thác khống sản khơng được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã gây ô nhiễm nguồn nước các sông suối tiếp nhận.

Nhiều sông suối tiếp nhận nước thải cơng nghiệp, khai thác khống sản, sinh hoạt đã bị nhiễm hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trước khi hợp lưu với sông Cầu, sông Công, kéo theo chất lượng môi trường nước của hai dịng sơng này sau các điểm hợp lưu và đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công bị ô nhiễm, không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chỉ dùng cho tưới tiêu thủy lợi và các mục đích giao thơng thủy.

2.4.2. Hiện trạng môi trường không khí

Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ơ nhiễm khơng khí đã xảy ra. Mơi trường khơng khí ở khu vực nông thôn - miền núi hàm lượng bụi lơ lửng thấp và khơng có dấu hiệu ơ nhiễm các khí độc, mức ồn đo được nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1998.

2.4.3. Hiện trạng môi trường đất

Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, điều đáng nói là để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học ngày càng nhiều. Người dân phun thuốc trừ sâu từ 3 – 5 lần trong một

vụ lúa chè. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại các tỉnh trong lưu vực rất lớn, trong đó thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ với 68.3%. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên năm 2005, một vụ lúa, ngô hoặc chè trung bình người nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật từ 3 – 3,5kg/ha đất nông nghiệp. Đặc biệt là cây chè, người dân phun thuốc diệt sâu từ 3 – 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong 1 vụ lúa lên tới hàng trăm tấn và một phần trong số đó được thẩm thấu vào nước sông Cầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)