Đánh giá chung và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 69 - 73)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp

4.5.1. Đánh giá chung

Nhìn chung trong vài năm gần đây nền kinh tế của xã Sơn Cẩm tăng cao do địa phương có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, người dân chăm lo sản xuất buôn bán hướng tới thị trường hàng hóa, ngành cơng nghiệp và nghề phụ từng bước phát triển. Địa phương chăm lo cho phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, nên môi trường ở đây đang từng bước bị ô nhiễm.

Nguồn nước sinh hoạt mà các HGĐ sử dụng trên địa bàn xã Sơn Cẩm chủ yếu là nước máy, tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, một số HGĐ

sử dụng nước giếng khoan, số ít HGĐ sử dụng thiết bị lọc nhưng còn áp dụng phương pháp lọc thô sơ nên hiệu quả chưa cao.

Về nguồn nước thải của các HGĐ sau quá trình sử dụng thường được thải ra cống thải chung của xã bằng cống thải có nắp đậy, nhưng cũng có các HGĐ thải nước thải bằng cống thải lộ thiên ra vườn, ra sơng suối sau nhà…Từ đó gây ảnh hưởng tới mỹ quan chung, gây ô nhiễm môi trường nước và mơi trường khơng khí đặc biệt làkhi nhiệt độ lên cao.

Rác thải của xã chủ yếu là nguồn rác từ sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ…lượng rác trung bình thải ra của mỗi HGĐ không nhiều nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường của người dân cịn kém, ngồi các HGĐ được thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ thì vẫn có nhiều hộ có thói quen đổ rác tùy nơi nên môi trường không tránh khỏi bị ô nhiễm.

Đánh giá về nhận thức của người dân trên địa bàn xã về các vấn đề môi trường, mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều.

Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường và các biểu hiện của Ơ nhiễm mơi trường nhìn chung còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tùy từng ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn khác nhau mà có sự nhận thức khác nhau, tuy nhiên nếu người dân có trình độ học vấn từ THPT trở lên và làm cán bộ cơng chức nhànước sẽ có cái nhìn về mơi trường chi tiết hơn là những đối tượng còn lại.

Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thơng và chính quyền cơ sở. Việc tiếp nhận thơng tin về mơi trườngcó khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội.

Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là quan trọng và rất quan trọng. Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn xã chưa đồng bộ, vẫn cịn mang tính tự phát và khơng triệt để.

Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu phố, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp xã để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn….

Việc tổ chức các chương trình chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thơng tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi họp xóm, và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề mơi trường rất ít trong các cuộc họp này nên người dân khó nắm bắt được hết các thơng tin và có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường.

Tình hình quản lý mơi trường cũng chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.

Nhận thức của người dân chưa cao, sự hiểu biết, nắm bắt về luật pháp, các thơng tư, nghị định cịn hạn chế.

4.5.2. Đề xuất giải pháp

Từ những kết quả thu thập được và các đánh giá nêu trên, em mạnh dạn đưa ra các đề xuất sau đây để nâng cao nhận thức của người dân cũng như các giải pháp về quản lý cũng như tuyên truyền giáo dục về Môi trường như sau:

- Đề xuất với cơ quan cấp trên nên có hoạt động quan trắc mơi trường khu vực xã để có kết luận chính xác về hiện trạng mơi trường nơi đây để có các giải pháp cụ thể ngăn ngừa ONMT và các tác động của ONMT đến cuộc sống của người dân.

- Thành lập đội quản lý mơi trường của các xóm, thường xun kiểm tra ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và thường xuyên tổ chức họp các xóm để lắng nghe ý kiến của người dân về các vấn đề môi trường.

- Địa phương nên đầu tư thùng rác ở những nơi tập trung đông dân cư như các khu chợ, các cơ quan nhà nước… Nếu trang bị được thùng rác để phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ thì càng tốt.

- Địa phương nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động vệ sinh môi trường của khu phố như dọn dẹp hành lang, phun thuốc diệt muỗi, phát quang cỏ ven đường….Tập hợp người dân trong xãtham gia đầy đủ và nhiệt tình.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về BVMT, muốn dần dần xóa bỏ được tập qn, thói quen khơng hợp vệ sinh của người dân cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, giáo dục cho mọi lứa tuổi từ trẻ em khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp những kiến thức khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã sơn cẩm, thành phố thái nguyên (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)