Stt Khu cơng nghiệp Tổng số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động Tổng số mẫu khảo sát gửi đi Tổng số mẫu khảo sát thu được Tỷ lệ mẫu khảo sát thu được/KCN (%) Tỷ lệ mẫu khảo sát thu được/tổng thể nghiên cứu (%) 1 2 3 4 5 6=5/3*100 7=5/282*100 1 VSIP 1 210 210 121 57,62 42,91 2 VSIP 2 72 72 61 84,72 21,63 Tổng cộng 282 282 182 64,54 Nguồn:tác giả 2010
Tổng thể nghiên cứu của đề tài là 282 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trên địa bàn VSIP 1 và VSIP 2. Bảng 4.2 cho thấy, tại VSIP 1 tổng số mẫu gửi đi là 210 mẫu, thu về được 121 mẫu (tỉ lệ thu hồi là 57,62%) chiếm 42,91% tổng thể nghiên cứu. Địa bàn VSIP 2 gửi đi 72 mẫu, thu về được 59 mẫu (tỉ lệ thu hồi là 84,72%) chiếm 21,63% tổng thể. Như vậy tỉ lệ mẫu khảo sát thu hồi được của nghiên cứu là 64,54% trên tổng thể.
Qua kiểm tra, sàng lọc 182 mẫu khảo sát thu được cĩ 7 mẫu khảo sát khơng đầy đủ thơng tin (tỉ lệ 3,85% trên tổng số mẫu khảo sát thu được), được loại khỏi dữ liệu phân tích. Kết quả, tỉ lệ mẫu thu được đủ điều kiện để đưa vào phân tích được trình bày như bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3: Địa bàn nghiên cứu và tỷ lệ mẫu khảo sát đủ điều kiện đưa vào phân tích
Stt Khu cơng nghiệp
Tổng số doanh nghiệp đã đi vào hoạt
động Tổng số mẫu khảo sát đủ điều kiện Tỷ lệ mẫu khảo sát /KCN (%) Tỷ lệ mẫu khảo sát /tổng thể nghiên cứu (%) 1 2 3 4 5=4/3*100 6=5/282*100 1 VSIP 1 210 116 55,24 41,13 2 VSIP 2 72 59 81,94 20,92 Tổng cộng 282 175 62,05 Nguồn: Tác giả, 2010.
Trong tổng thể nghiên nghiên cứu là 282 doanh nghiệp, kết quả khảo sát được 116 mẫu khảo sát thuộc VSIP 1 (chiếm 55,24% số doanh nghiệp của VSIP 1) tương ứng 41,13% trên tổng thể nghiên cứu và 59 mẫu khảo sát thuộc VSIP 2 (chiếm 81,94% số doanh nghiệp của VSIP 2) tương ứng 20,92% trên tổng thể nghiên cứu). Như vậy , tỉ lệ mẫu khảo sát mà đề tài thu được trên tổng thể nghiên cứu đạt 62,05%. Do tổng thể nghiên cứu chỉ cĩ 282 doanh nghiệp trên địa bàn 2 KCN tập trung, nên tỉ mẫu khảo sát thu được là khá cao so với tổng thể. Kết quả này cĩ thể sơ bộ đánh giá dữ liệu mẫu thu thập được của đề tài mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu khá cao.
3.1.4 Kỹ thuật phân tích dữ liệu
Sau khi điều tra khảo sát, các phiếu thu thập sẽ được xem xét mức độ hồn chỉnh về thơng tin. Những phiếu khảo sát khơng đầy đủ thơng tin được loại bỏ. Sau đĩ tiến hành mã hĩa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích.
Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 for Window, q trình phân tích dữ liệu được thực hiện thơng qua các giai đoạn:
Phân tích thống kê mơ tả dữ liệu.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (nhân tố) để chúng cĩ ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thơng tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998). Phân tích nhân tố khám phá được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thỏa điều kiện:
o Tiêu chuẩn quan trọng đối với Factor Loading lớn nhất cần được quan tâm: phải lớn hơn 0.5 nhằm đảm bảo độ tin cậy của các biến quan sát và cĩ ý nghĩa thực tiễn. Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (Hair & ctg (1998,111)).
o Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của EFA đối với bộ dữ liệu: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.
o Kiểm định Bartlett’s test sphericity xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng khơng trong tổng thể. Nếu kiểm định này cĩ ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05), thì cĩ thể bác bỏ giả thuyết H0, tức các biến quan sát cĩ tương quan với nhau trong tổng thể.
o Phương sai trích (cumulative % of variance): phần trăm biến thiên của các biến quan sát (hay dữ liệu) được giải thích bởi các nhân tố phải đảm bảo ≥
50%.
o Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax để tối thiểu hĩa số lượng biến cĩ hệ số lớn tại cùng một nhân tố.
o Xác định số nhân tố bằng phương pháp dựa vào eigenvalue (Determination based on eigenvalue): chỉ giữ lại những nhân tố cĩ eigenvalue lớn hơn 1 trong mơ hình phân tích.
Sau khi phân tích EFA, kiểm định thang đo (Cronbach Alpha) được áp dụng với các ý nghĩa: hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẻ (tương quan với nhau) giữa các mục hỏi (các biến quan sát) trong mỗi thang đo đơn hướng. Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần bằng 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được (Nunnally, 1978; Peterson, 1994, Slater, 1995, dẫn theo Trọng và Ngọc, 2008) [15]. Mục đích của kiểm định là loại bỏ các mục hỏi làm giảm sự tương quan giữa các mục hỏi trong thang đo đơn hướng mơ tả các khái niệm, tức làm giảm đi hệ số α của thang đo. Qua đĩ đảm bảo độ tin cậy và làm tăng ý nghĩa giải thích của các nhân tố trong mơ hình hình trước khi đưa vào hồi quy.
Các giả thuyết nghiên cứu ban đầu được điều chỉnh lại theo các nhân tố mới vừa được khám phá và kiểm định. Phương pháp phân tích hồi quy bội sẽ được ứng dụng trong việc kiểm định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lịng chung của doanh nghiệp.
Kiểm định Independent-samples T-test, và kiểm định One way ANOVA được dùng để kiểm định sự ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp khảo sát đến mức độ hài lịng chung của doanh nghiệp.
3.2 Kết Quả Nghiên Cứu 3.2.1 Giới thiệu 3.2.1 Giới thiệu
Phần này trình bày kết quả nghiên cứu phân tích thống kê mơ tả để cung cấp thơng tin tổng quan về mẫu dữ liệu nghiên cứu. Tiếp theo là trình bày kết quả phân
tích nhân tố khám phá nhằm tìm ra các nhân tố mới, kế đến là kiểm định độ tin cậy thang đo và cuối củng là phân tích hồi quy để kiểm định mối quan hệ của các nhân tố mới khám phá đến sự hài lịng chung của doanh nghiệp. Các kết quả kiểm định được thực hiện nhằm xác định tính phù hợp của việc thực hiện phân tích nhân tố và dị tìm các vi phạm đối với các giả định trong mơ hình hồi quy. Ngồi ra, phương pháp kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập (Independent-samples T-test), và kiểm định phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa các đặc điểm doanh nghiệp khảo sát đến mức độ hài lịng của doanh nghiệp. Từ những kết quả phân tích này, các gợi ý chính sách sẽ được đưa ra trên cơ sở cải thiện mức độ hài lịng của các doanh nghiệp qua đĩ nâng cao chất lượng dịch vụ của VSIP.
3.2.2 Dữ liệu và phân tích thống kê mơ tả 3.2.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 3.2.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
Số mẫu khảo sát trên địa bàn 2 KCN cĩ 175 mẫu đạt yêu cầu phân tích thống kê. Đặc điểm của mẫu khảo sát được phân tích theo địa bàn và thời gian hoạt động, qui mơ vấn đầu tư, qui mơ lao động, quốc gia đầu tư, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động và vị trí trong doanh nghiệp của người đại diện trả lời khảo sát được trình bày lần lượt dưới đây.
3.2.2.1.1 Phân theo địa bàn KCN và thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Bảng 3.4 mơ tả cơ cấu mẫu khảo sát theo địa bàn KCN và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.