Mơ hình bãi lọc ngầm trồng cây

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế biến tinh quặng ilmenit tại nhà máy động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Trồng cây trên các bãi lọc với các tác dụng là: Giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng cặn trên bãi; Giảm xói mịn và sục cặn từ đáy; Ngăn gió và tạo bóng, giảm sự phát triển của thực vật nổi; Góp phần biến đổi thế oxy hóa khử trong bãi lọc và là nơi vi khuẩn sống bám ở gần mặt nước, tạo điều kiện phân hủy cácchất hữu cơ, loại bỏ N, P và diệt vi trùng gây bệnh.

4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải

- Định kỳ kiểm tra nạo vét mương rãnh thoát nước, hồ chứa bùn nhằm tăng hiệu quả xử lý và tránh hiện tượng bồi lắng, chảy tràn, tắc nghẽn hệ thống. Định kỳ 1 tháng nhà máy tạm ngưng sản xuất để nạo vét bùn thải và vận chuyển bùn đổ sang các hồ chứa bùn đã khô khác của nhà máy.

- Định kỳ kiểm tra hệ thống đường ống dẫn nước thải từ khu vực sản xuất sang hồ chứa, bảo dưỡng các loại bơm định kỳ. Thường xuyên cho cán

bộ kiểm tra bờ của hồ chứa bùn để kịp thời phát hiện kịp thời các dấu hiệu nứt, vỡ, tràn bờ nếu có

- Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải được thực hiện liên tục hàng năm.

- Thuê đơn vị có chức năng thực hiện các cơng tác đo đạc trong chương trình giám sát mơi trường.

- Kiểm sốt các thơng số phân tích đảm bảo đạt QCVN trước khi xả nước thải ra ngồi mơi trường.

4.4.3. Phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước

Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất được xử lý tại hồ lắng sau đó thải ra mơi trường qua 1 cửa xả vào suối Đạo.

Trong trường hợp xảy ra mưa lớn cũng có thể dẫn tới sự cố tràn hoặc vỡ đập chắn của hồ, do vậy công ty thường xuyên cho cán bộ kiểm tra, kịp thời gia cố bờ đập bao quanh hồ. Đảm bảo bờ đập luôn cao hơn mực nước trong hồ khoảng 2-3 m để phòng ngừa sự cố vỡ đập gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Tính thời điểm từ khi nhà máy hoạt động đến nay vào mùa mưa cũng chưa xảy ra sự cố vỡ hoặc tràn hồ chứa bùn.

Cơng ty bố trí cán bộ phịng Kế hoạch – Kĩ thuật kiêm nhiệm vụ phụ trách về môi trường, thường xuyên kiểm tra, giám sát không để gây sự cố ô nhiễm môi trường.

Trong trường hợp xảy ra sự cố ở hồ lắng nước thải Công ty sẽ tạm dừng sản xuất để sửa chữa, khắc phục sự cố để đảm bảo hệ hồ lắng xử lý nước thải hoạt động ổn định.

4.4.4. Hiệu quả của cơng nghệ tái tuần hồn sử dụng nước

Tái sử dụng nước đóng vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Việc tái sử dụng nước mang lại nhiều lợi ích khác nhau và có

thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu vẫn là ngành nơng nghiệp và tưới tiêu.

Trong lĩnh vực cơng nghiệp, nguồn nước tái sử dụng có thể được cấp cho các thiết bị làm mát, phục vụ cho các cơng đoạn có sử dụng nước trong chu trình sản xuất và cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu. Ngoài ra, tái sử dụng nước còn ứng dụng cho việc tận dụng nguồn nước ngầm, điều này đóng vai trị quan trọng ở những khu vực có lượng mưa hạn chế như huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Có thể tham khảo cơng nghệ tuần hồn/ tái sử dụng sau đây:

Hình 4.13. Sơ đồ cơng nghệ tuần hồn/tái sử dụng nước thải

Nước sau khi xử lý qua tất cả các công đoạn được lưu tại một bể chứa và tiếp tục được tuần hoàn lại để sử dụng nhờ hệ thống đường ông dẫn nước, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Nhờ cơ chế tuần hoàn này mà nước thải có thể tái sử dụng lại đạt 75%.Đảm bảo được vể khả năng xử lý chất thải, tránh thất thoát nguồn tài nguyên.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế biến tinh quặng ilmenit tại nhà máy Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” em có các kết luận sau:

1. Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit thuộc thuộc sở hữu của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nông thôn miền núi. Nhà máy bắt đầu hoạt độngtừ năm 2008với công suất 30.000 tấn/năm.

2. Nước thải của Nhà máy phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất như ngâm quặng, tuyển quặng, nghiền bi, với tổng lưu lượng là 800 m3/ngày. Nước thải được xử lý bằng bể lắng 500.000 m3sau đổ ra suối Đạo.

3. Về hiện trạng nước thải của nhà máy: Nước thải của Nhà máy trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận có kết quả phân tích các chỉ tiêu: pH, TSS, BOD5, COD, As và Fe đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B1.

- Ảnh hưởng của nước thải Nhà máy đến chất lượng môi trường nước suối Đạo: trừ TSS, Fe, tất cả các chỉ tiêu khác của mẫu nước sau cửa xả Nhà Máy đều cao hơn mẫu nước trước khi nước thải của Nhà máy xả vào. Cụ thể tăng từ 6,7 lên 6,8; DO tăng từ 6,24 mg/l lên 6,6 mg/l; BOD5 tăng từ 7 mg/l lên 9 mg/l; COD tăng từ 15,6 mg/l lên 20,1 mg/l; As tăng từ 0,0017 lên 0,0018. Hàm lượng TSS giảm từ 10,3 mg/l xuống còn 8,8 mg/l; Fe giảm từ 0,874 mg/l xuống còn 0,102 mg/l. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu phân tích của nước suối Đạo đều đạt QCVN.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên nhằm nâng cao cũng như bảo vệ nguồn nước suối Đạo tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Thực hiện chương trình quan trắc giám sát mơi trường định kỳ nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nguồn thải và nguồn tiếp nhận.

- Cần tiếp tục nghiên cứu về môi trường trong hoạt động khai thác và chế khống sản nói chung và đặc biệt là ilmenite nói riêng để kịp thời có những biện pháp trong quản lý và xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ chế biến, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh và cs, Giáo trình Phân tích mơi trường, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

2.Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nông thôn miền núi, “Báo cáo cấp phép nước xả thải”

3. Lưu Đức Hải (2001), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015),

Bài giảng Ơ nhiễm mơi trường, Đại học Nơng lâm Thái Nguyên, Thái

Nguyên.

5. Trịnh Xuân Lai (2004.), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, Nxb xây dựng Hà Nội.

6. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 7. Luật Khoáng sảnnăm 2010,Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Hà Đình Nghiêm (2014), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khống sản, Đại học Nơng lâm Thái Ngun, Thái Nguyên.

9.Trần Hiếu Nhuệ, Lâm Minh Triết (2008), Xử lý nước thải, Nxb xây dựng Hà Nội.

10. Quy chuẩn Việt Nam (QCVN, ) Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) 11. Lê Quốc Tuấn (2009), Báo cáo khao học mơi trường “Ơ nhiễm nước và

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế biến tinh quặng ilmenit tại nhà máy động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)