1
Chứa quặng trong hố dung
dịch 350
Nước phun trực tiếp vào đống quặng để quặng chảy xuống hố dung dịch quặng chuẩn bị cho quá trình tuyển nước
2 Tuyển trên vít
xoắn 250
Nước được bơm bổ sung vào vít xoắn để tách các hạt quặng có tỉ trọng lớn dồn về phía dưới cùng của vít và nước, bùn thải được đẩy ra hệ thống ống thu
3
Hệ thống nghiền bi
(nghiền nước) 200
Nước bổ sung cho nghiền để đẩy dòng bùn quặng
4
Nhu cầu sử dụng nước
sinh hoạt 0
Lượng nước thải của các công đoạn sản xuất
Do nước được sử dụng trong quá trình tuyển rửa quặng nên nước bị thất thoát một phần do ngấm vào quặng, bay hơi và rò rỉ trên hệ thống ống dẫn, lượng nước thất thoát này bằng khoảng 30% tổng lượng nước sử dụng (tương đương với 343 m3). Do đó lượng nước thải của nhà máy là:
1143 - 343 = 800 (m3/ngày đêm)
Nước thải sẽ được xử lý bằng phương pháp lắng tại hồ số 1 sau đó sẽ được thải ra suối Đạo tại 1 cửa xả.
4.2.2. Công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy
Toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong hoạt động sản xuất đều được thu gom, xử lý.
Tổng lượng nước thải được thu gom xử lý là 800 m3/ngày đêm.
Công ty đã đầu tư hệ thống các bể lắng xử lý nước thải với thể tích bể lắng số 1 là 500.000 m3 và đã được đưa vào sử dụng từ năm 2008.
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B, được thải ra suối Đạo tại cửa xả có tọa độ X(m)=2405318,145 và Y(m)=416480,833..
Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải:
Hình 4.3. Cơng nghệ xử lý nước thải
Bể chứa bùn số 1
(V=500.000m3)
Hỗn hợp bùn nước thải
Nguồn tiếp nhận (suối Đạo) Nước mưa bề mặt
Hỗn hợp bùn nước thải theo đường ống Ф800mm chảy về hồ chứa bùn số 1. Tổng chiều dài đường ống là 96 m. Hồ chứa bùn số 1 được chia thành 3 khoang, khoang đầu tiên là khoang chứa bùn, khoang thứ 2 là khoang lắng bùn và khoang cuối là khoang lắng trong. Tuy nhiên tại thời điểm lập báo cáo này, lượng bùn thải trong hồ tích tụ lâu ngày có khối lượng khá lớn làm nước tràn tự do giữa các khoang. Công ty sẽ tiến hành nạo vét bùn cho hồ định kỳ để đảm bảo khả năng chứa và lắng nước của hồ chứa bùn.
Theo tính tốn trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường cũng như trong thực tế cho thấy 1 tháng cần nạo vét bùn 1 lần. Căn cứ trên kết quả phân tích TSS trong nước thải trước khi xử lý tại hồ lắng và sau khi xử lý tại hồ lắng thải ra ngồi mơi trường, tính sơ bộ được khối lượng chất rắn lơ lửng tích tụ tại hồ lắng trong 1 tháng là:
(39277,5 – 32,1) mg/l x 800.000 lít/ngày đêm x 30 ngày/1.000.000.000 =941.9(tấn/tháng)
Đây là khối lượng bùn rất lớn sẽ nhanh chóng làm đầy hồ, giảm dung tích lắng của hồ do đó nhà máy cần có biện pháp nạo vét kịp thời để giảm áp lực cho hồ lắng để có thể đảm bảo được hiệu quả lắng.
Bùn thải được máy xúc nạo vét tại ngăn chứa bùn và đổ sang các hồ chứa bùn đã tháo khô nước khác của nhà máy.
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit đến môi trường nước xung quanh ilmenit đến môi trường nước xung quanh
4.3.1. Hiện trạng nước thải của Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit
Để đánh giá hiện trạng nước thải của Nhà máy trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, Nhà máy đã tiến hành quan trắc định kỳ nước thải của nhà máy, kết quả quan trắc được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước thảisau khi xử lý, trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) 1 pH - 6 6-9 2 DO mg/l 6,7 - 3 BOD5 mg/l 6,3 50 4 COD mg/l 15,3 150 5 TSS mg/l 32,1 100 6 As mg/l 0,0002 0,1 7 Fe mg/l <0,3 5
(Nguồn: Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nơng thơn miền núi)
Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
Chú thích:
- “<” : Chỉ giới hạn phát hiện của phép đo.
- QCVN 40:2011/BTNMT cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước khơng dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Nhận xét:
Qua bảng 4.4 và hình 4.4 ta thấy, tất cả các chỉ tiêu phân tích của nước thải Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B.
Chỉ tiêu pH biểu thị nước thải mang tính axit hay trung tính hay bazo, pH của nước thải Nhà máy có pH = 6, nằm trong khoảng từ 6 - 9 (QCVN).
Chỉ tiêu DO biểu thị hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Nước thải của Nhà máy có giá trị DO rất cao, DO = 6,7 mg/l.
Chỉ tiêu BOD5 biểu thị cho sự có mặt của các chất hữu cơ dễ tiêu mà vi sinh vật có thể oxy hóa được. Hàm lượng BOD5 của nước thải thấp, BOD5 =
6,3 mg/l.
Chỉ tiêu COD - Nhu cầu oxy hóa học – là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ khó tiêu và dễ tiêu trong nước bằng các chất oxy hóa mạnh (KmnO4, K2Cr2O7). Hàm lượng COD trong nước thải nhà máy 15,3 mg/l, thấp hơn QCVN 9 lần.
TSS - hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, nước thải của Nhà máy có hàm lượng TSS rất thấp, TSS = 32,1 mg/l.
Hàm lượng kim loại nặng As, Fe đều thấp hơn QCVN rất nhiều lần. As = 0,0002 mg/l; Fe = <0,3 mg/l.
Qua đó cho thấy Nhà máy xử lý nước thải đạt QCVN trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit đến môi trường nước xung quanh
Nước thải của Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit được thải vào suối Đạo chảy qua khu vực Nhà máy. Để đánh giá ảnh hưởng của nước thải Nhà máy đến chất lượng nước suối Đạo, đề tài đã tiến hành lấy 2 mẫu nước suối Đạo tại khu vực tiếp nhận nước thải của Nhà máy, 01 mẫu trước của xả 15m và 01 mẫu sau cửa xả 30m. Kết quả phân tích được thể hiện tại bảng sau: