2.5 .Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
2.7. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ
2.7.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu
Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv ...... Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và địi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.
2.7.1.1. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết:
Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết ( điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài . Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử .
2.7.1.2. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết:
Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo cơng thức sau: XP = XA1 + DXA1-P
YP = YA1 + DYA1-P Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S
2.7.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy RTK
2.7.2.1. Đặc điểm và chức năng của máy RTK trong đo vẽ chi tiết:
- RTK là tên viết tắt của cụm từ Real-Time Kinematic, nghĩa là kỹ thuật đo động thời gian thực. Về mặt nguyên tắc RTK rất tương tự như kỹ thuật GPS. Nói ngắn gọn cơng nghệ RTK là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng bằng máy RTK. Cơng nghệ RTK (Real Time Kinematic) là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng. RTK được ứng dụng trong nhiều cơng tác trắc địa: khảo sát địa hình, thành lập bản đồ địa chính, khảo sát giao thơng, thủy ,lợi,...Trong công tác đo sâu: RTK cũng khẳng định được thế mạnh của công nghệ về tốc độ và độ chính xác.
2.7.2.2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy RTK
a. Cơng tác chuẩn bị máy móc
Tại một trạm đo cần có một máy GPS, gồm có một thước thép 2m để đo chiều cao máy, một bình ắc quy, một bộ ăng ten,hai đầu rover để kết nối với trạm base (GPS) và sổ tay. Tại điểm mốc, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân để máy RTK. Tại các điểm chitiết có thể dùng đầu rover đo . Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.
b. Trình tự đo
Bật máy bằng cách ấn đồng thời hai phím F và I khi cả 1 2 đèn nhấp nháy thì bỏ tay ra.
Ở chế độ đo tĩnh (Chọn đèn đầu tiên hàng 1 bên trái).
Ở chế độ đo RTK trạm base (Chọn đèn đầu tiên hàng 2 bên trái). Ở chế độ đo RTK Rover (Chọn đèn đầu tiên hàng 3 bên trái). Ấn phím I để chấp nhận chế độ đo.
Hình 2.4: Trình tự đo máy RTK