Các bước chuyển đổi trong mạng trục

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI IPWDM VÀ ỨNG DỤNG CHO MẠNG ĐƯỜNG TRỤC VNPT (Trang 99 - 107)

3.3.1.1 Chuyển đổi mặt số liệu

Giai đoạn 2012-2013 2013-2015 Sau 2015

Mặt số liệu (Điểm truy nhập dịch vụ)IP/PoS/WDM (Điểm truy nhập dịch vụ)IP/PoS/WDM IP/(BOS)POS/WDM BOS, POS:Chuyển mạch gói quang, chuyển mạch Burst quang.

3.3.1.2 Chuyển đổi mặt quản lý và điều khiển

2012-2013 2013-2015 Sau 2015 Phân lớp IP/SDH/WDM IP/MPLS/NG-SDH /WDM IP/MPLS/WDM IP/GMPLS/WDM IP/MPLS/WDM IP/WDM

3.3.1.3 Chuyển đổimặt chuyển mạch quang

Trước 2012 2012-2013 2013-2015 Sau 2015 Công nghệ WDM điểm-điểm WDM vòng ring Định tuyến bước sóng tĩnh -> động Định tuyến bước sóng động Định tuyến bước sóng động Chuyển mạch gói quang Ứng dụng chuyển mạch quang OADM CM bảo vệ OADM CM bảo vệ OXC OADM CM bảo vệ OXC CM bảo vệ OXC + Giai đoạn 2012 - 2013

Giai đoạn trước năm 2012 đã trình bày ở hiện trạng mạng, giai đoạn 2012- 2013 này bắt đầu triển khai mạng theo công nghệ IP/MPLS/NG-SDH/WDM cho mạng đường trục mặt phẳng 2. Mạng đường trục DWDM 240Gb/s chuyển sang trang bị các bộ OXC tại 3 nút trung tâm Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, bổ sung thêm 3 nút chuyển mạch OXC mới là Qui Nhơn, Vinh, Buôn Ma Thuột để hình thành mạng quang trục theo hình mạng lưới và được bảo vệ bởi tuyến cáp quang trục 1A và tuyến quang trục đường Hồ Chí Minh. Cụ thể theo tiêu

chí sau :

- Duy trì mạng đường trục WDM như giai đoạn trước.

- Nâng cấp dung lượng theo yêu cầu thực tế, giai đoạn sau 2013.

- Nâng cấp mạng đường trục WDM thành mạng ASON (mạng chuyển mạch quang tự động).

- Nâng cấp hoặc thay thế các thiết bị OXC thành thiết bị chuyển mạch gói quang. - Các giao thức OSPF, IS-IS và RSVP-TE, CR-LDP (của MPLS) của IP sẽ được triển khai trong thiết bị chuyển mạch gói quang cho quản lý/điều khiển kết nối.

Hình 3.23 : Giải pháp mạng chuyển mạch quang mục tiêu cho mạng trục 2013 + Giai đoạn 2013-2015

Trong giai đoạn này, tuyến cáp quang biển (như đã nêu ở trên) đã hoàn thành, có chức năng truyền tải chính, thay cho tuyến quốc lộ 1A (sử dụng liên kết OXC giữa Hà Nội, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Tp Hồ Chí Minh).

Nâng cấp các nút POP - trục với công nghệ WDM sử dụng chuyển mạch quang OXC xử lý luồng quang động. Đồng thời, từng OXC hỗ trợ cả chức năng giao tiếp

cho lưu lượng gói.

+ Giai đoạn sau 2015

Trong giai đoạn này, tiếp nâng cấp các bộ OXC thành thiết bị chuyển mạch gói quang, để tạo tiền đề cho tiến trình tiến tới mạng chuyển mạch toàn quang (khi công nghệ lúc đó tương ứng cho phép).

3.3.2 Chuyển đổi trong lớp mạng IP

3.3.2.1 Giai đoạn tới năm 2013

1. Mở rộng lớp mạng IP trục, đưa thêm nút trục mới : Hải phòng (Hải dương) và Cần thơ (4 bộ định tuyến, 2 cho mỗi nút).

2. Thiết kế lại lưu lượng mạng trục (dựa trên MPLS) cho cấu trúc mạng mới. 3. Duy trì phương thức kết nối POS với thiết bị truyền tải. Thay thế những

giao diện POS (trong giai đoạn trước) không đáp ứng được dung lượng bằng các giao diện POS có tốc độ cao hơn tại những kết nối trục yêu cầu.

4. Quản lý/điều khiển tài nguyên mạng IP qua các giao thức : OSPF, IS-IS và RSVP-TE, CR-LDP (của MPLS).

3.3.2.2 Giai đoạn 2013-2015

1. Sử dụng GMPLS cho quản lý và điều khiển kết nối trong mạng IP/MPLS/NG-SDH/WDM. Thay thế hoặc nâng cấp giao thức cũ băng giao thức OSPF, IS-IS và RSVP-TE, CR-LDP.

2. Tiếp tục nâng cấp cho mạng trục mặt phẳng 2, theo công nghệ IP/GMPLS/WDM, cùng chia tải với mặt phẳng 1.

3.3.2.3 Giai đoạn sau 2015

1. Tiếp tục duy trì công nghệ mạng trục quang hiện có.

2. Thay thế dần các bộ định tuyến trục bằng bộ định tuyến IP tích hợp chuyển mạch gói quang(tương lai xa, khi bộ chuyển mạch quang được hiện thực). 3. Sử dụng IP/WDM cho quản lý và điều khiển kết nối trong mạng IP/quang.

Thay thế hoặc nâng cấp giao thức cũ bằng giao thức mới được thiết kế cho chuyên dụng cho mạng chuyển mạch quang.

KẾT LUẬN

Tóm lại, nghiên cứu công nghệ tích hợp IP trên quang(IP/WDM) và ứng dụng cho mạng viễn thông đường trục là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Bởi vì tích hợp IP trên quang phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, dịch vụ truyền thông, định hướng sản phẩm của hãng sản xuất trên thế giới và cũng phù hợp với xu thế phát triển mạng viễn thông VNPT. Giải pháp tích hợp IP trên quang đặc biệt rất có ý nghĩa cho mạng đường trục, nó mang lại một mạng viễn thông có lưu lượng rất lớn (hàng Terabit/s), dễ dàng cung cấp nhiều loại dịch vụ cho nhiều cấp độ khách hàng và ngày càng đơn giản cấu trúc mạng, giảm chi phí đầu tư mạng. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài đồ án của mình : “Nghiên cứu công nghệ truyền tải IP trên quang (IP/WDM) và ứng dụng cho mạng đường trục của VNPT”.

Qua 3 chương, đồ án đã đạt được nhiều kết quả mong muốn. Đó là, trình bày tốt cơ sở khoa học và xu hướng phát triển của công nghệ tích hợp IP trên quang (chương I), và ứng dụng công nghệ IP trên quang cho mạng viễn thông đường trục của VNPT (chương 3). Đồng thời, trên cơ sở phân tích cơ sở hiện trạng của mạng viễn thông đường trục của VNPT, kết hợp với việc phân tích, chọn lựa phương án thích hợp cho mạng trục của Việt nam, từ đó đề xuất lộ trình phát triển của mạng viễn thông đường trục của VNPT (chương 2 và 3).

Trong đồ án có kiến nghị như sau :

- Công nghệ IP vẫn là công nghệ chủ đạo vì dịch vụ viễn thông trên nền IP vẫn tiếp tục phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ tiện ích dân dụng : giải trí, mua sắm, thanh toán trực tuyến ...

- Xu thế tất yếu trong mạng viễn thông trong tương lại sẽ sử dụng cáp sợi quang từ mạng lõi (trục) đến mạng truy nhập (đưa cáp sợi quang về tới tận khách hàng – FTTH). Tất nhiên, quá trình tiến tới mạng toàn quan sẽ phải thực hiện theo một lộ trình, tương ứng với sự phát triển của công nghệ vật liệu, tin học và viễn thông. Để có được một kết quả hiện thực mạng toàn quang sẽ phải mất từ 15 đến 20 năm nữa.

- Kiến trúc mạng trong tương lai sẽ đơn giản chỉ gồm hai lớp IP và sợi quang. Các lớp trung gian khác sẽ bị loại bỏ dần để giảm độ phức tạp của mạng, giảm chi phí đầu tư mạng và tạo thuận lợi cho các dịch vụ trong mạng NGN.

(OBS), chuyển mạch nhãn quang (OLS), chuyển mạch gói quang (OPS) nhằm kết hợp với công nghệ ghép kênh DWDM, WDM, sợi quang chất lượng cao để xây dựng một mạng toàn quang với dung lượng cực lớn (hàng Terabit/s) trong tương lai.

Trong lộ trình tiến tới mạng toàn quang cũng sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn với nhiều giải pháp khác nhau, như đã trình bày trong đồ án. Mỗi giải pháp đưa ra đều có ưu điểm, nhược điểm và thích hợp trong giai đoạn, trong hoàn cảnh nhất định. Đồ án trên cơ sở xem xét từng giải pháp, so sánh và đánh giá khách quan từng mức khả dụng của từng phương pháp đối với mạng viễn thông đường trục của Việt Nam., trên nhiều phương diện : tính tương hợp, dịch vụ, chất lượng dịch vụ, quản lý mạng, chi phí đầu tư. Từ đó đưa ra đề xuất công nghệ áp dụng.

Đề xuất công nghệ IP trên quang áp dụng cho mạng trục của VNPT :

+ Từ nay tới năm 2013 :

- Tiếp tục nâng cấp đổi mới mạng tiến theo xu thế của thế giới và duy trì mô hình mạng của mạng NGN hiện có, sử dụng công nghệ IP/MPLS/SDH/WDM (giai đoạn trước 2012), IP/MPLS/NG-SDH/WDM(giai đoạn 2012-2013) trên hai hệ thống cáp quang đường trục SDH và WDM hiện có.

- Tổ chức mạng trục thành hai mặt phẳng, mặt phẳng hai sử dụng công nghệ IP/MPLS/DWDM nhằm nâng cao lưu lượng mạng trục và cân bằng cải với mặt phẳng 1.

+ Giai đoạn 2013-2015 :

- Chủ yếu chuyển sang áp dụng công nghệ IP/MPLS/NG-SDH và IP/MPLS/ DWDM cho mạng đường trục, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu lượng mạng.

- Sử dụng công nghệ GMPLS để quản lý toàn bộ mạng trục quang. Thay thế hoặc nâng cấp các giao thức cũ bằng giao thức OSPF, IS-IS và RSVP-TE, CR-LDP mới chuyên dụng cho mạng trục quang.

- Công nghệ DWDM vẫn giữ vai trò chủ đạo trong mạng viễn thông đường trục. Chi tiết về lộ trình được trình bày tại mục 3.3 của chương 3, lộ trình này hoàn toàn tuân thủ theo xu hướng chung của thế giới. Bởi vì, đây là công nghệ được phát triển, nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu và chuẩn hoá toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau giữa các các giải pháp chi tiết của các hãng sản xuất thiết bị viễn thông, nhưng nhìn chung đều tuân theo quy tắc chung : bắt đầu từ mạng trục rồi

phân nhánh dần về mạng truy nhập. Đã có nhiều giải pháp khả thi, với tính ưu việt khác nhau, song phương án nào được lựa chọn còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện có của nhà cung cấp dịch vụ, chiến lược kinh doanh của họ và chính sách của nhà nước.

Qua nghiên cứu và bảo vệ đồ án, em đã hoàn thành được các yêu cầu của một đồ án tốt nghiệp. Mặc dù được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hoàng Văn Võ, sự góp ý của các bạn cùng lớp và sự cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu của bản thân, song do khả năng và thời gian thực hiện đồ án ngắn hạn nên đồ án này không tránh khỏi thiết sót. Em rất mong được sự góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô, các bạn để đồ án ngày càng hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt :

1. TS. Vũ Văn San & TS. Hoàng Văn Võ (1998), Kỹ thuật thông tin quang, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội.

2. KS. Phạm Thị Hồng Nhung (2003), “Phối hợp bảo vệ/phục hồi trong mạng IP/WDM”, trong Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện, Nhà xuất bản Bưu điện.

3. TS. Cao Phán & TS. Cao Hồng Sơn (6/2003), Thông tin quang PDH và SDH, HVCN – BCVT.

4. TS. Nguyễn Đức Thủy, KS. Đoàn Anh Tuấn (2003), “Một số kỹ thuật hồi phục mạng WDM”, trong Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện, Nhà xuất bản Bưu điện.

5. KS. Đỗ Mạnh Quyết (2001), “Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và đề xuất kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau của Tổng công ty”, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện, Nhà xuất bản Bưu điện.

6. Anh Dũng(2007), “10 năm Internet Việt Nam”, Báo điện tử tạp chí bưu chính viễn thông www.tapchibcvt..gov.vn.

Tài liệu tiếng Anh :

7. N. Ghani (2000), A Framework for IP-over-WDM using MPLS, Opt. Networks Mag, vol.1.

8. ETSI ES 282 001 V1.1.1 (2005-08), Telecommunications and Internet converged

Services and Protocols for Advanced Networking (TISPAN); NGN Functional

Architecture Release 1.

9. Inc Cisco (1999), Internetworking Technology Overview, Chapter 30.

10. Daisylou(03/2007), VTN_Expansion_P3_40G_NetworkDesign_Draft0[1].1 11. Kenvi H. Liu (2002), IP over WDM, QOptics Inc, USA.

Trang web tham khảo :

12. www.vnpt.com.vn.

13. www.vnpost.mpt.gov.vn.

14. www.juniper.net.

16. http://www.suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx? distid=5345

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI IPWDM VÀ ỨNG DỤNG CHO MẠNG ĐƯỜNG TRỤC VNPT (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w