PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước rỉ rác
4.2.3. Đánh giá chất lượng nước sau xử lý so sánh với QCVN25:2009/BTNMT
Nồng độ COD
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện COD sau xử lý
Qua kết quả trên cho thấy, 5/6 mẫu nước rỉ rác sau xử lý đạt quy chuẩn 25:2009/BTNMT, tuy nhiên các mẫu nước thải NT07, NT10, NT11 vẫn có nồng độ COD tương đối cao, nằm sát mức giới hạn cho phép của quy chuẩn. Diễn biến chất lượng nước đầu ra có sự biến động giữa các mùa trong năm. Vào mùa khô chất lượng nước tương đối ổn định, đến đầu mùa mưa nồng độ chất ô nhiễm tăng nên chất lượng nước đầu ra cũng biến động theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên, mẫu nước xả ra mơi trường đa số có nồng độ COD đạt tiêu chuẩn xả thải.
Nồng độ BOD5
Hình 4.13. Diễn biến nồng độ BOD5 sau xử lý
Ta thấy, 100% mẫu nước sau xử lý đều có nồng độ BOD5 đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường. Diễn biến chất lượng nước rỉ rác đầu ra có sự biến động theo mùa, có nồng độ tăng dần từ mùa khơ chuyển sang đầu mùa mưa và xu hướng giảm dần khi mùa mưa kéo dài. Nồng độ BOD5 thấp nhất là 13 mg/l và cao nhất vào đầu mùa mưa là 96 mg/l. Tất cả các mẫu đầu ra sau xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí và keo tụ tạo bơng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép QCVN25:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
Nồng độ NH4+
Hình 4.14. Diễn biến nồng độ NH4+ trong nước rỉ rác sau xử lý
So sánh với QCVN 25:2009/BTNMT, ta thấy 5/6 mẫu nước sau xử lý vào mùa khô đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép xả thải và một mẫu nước đầu mùa mưa có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1.15 lần. Như vậy, trong quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí, nitơ amơn được chuyển sang dạng nitrit và nitrat nhờ hệ vi sinh trong nước thải (vi khuẩn nitrosomonas và nitrobacteria). Nồng độ NH4+ sau xử lý hầu hết đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường tiếp nhận.
Nồng độ Nitơ 0 10 20 30 40 50 60 70 NT7 NT8 NT9 NT10 NT11 NT12 Nitơ QCVV25:2009BTNMT
Hình 4.15. Diễn biến nồng độ Nitơ tổng sau xử
Tổng nito tơ thể hiện trong hình 4.15 chúng ta thấy ở mẫu lấy nước thải đầu ra số 7 tổng nitơ vẫn còn cao ở mức gần với chuẩn so với quy chuẩn của BTNMT nhưng sau đó giảm sâu 20 mg/l ở mẫu nước thải đầu ra số 8 và số 9 trước khi lại tăng lại gần chuẩn ở mẫu số 10 và 11 sau đó lại giảm xuống 32 mg/l ở mẫu nước thải cuối cùng. Qua những dữ liệu trên ta thấy tổng nito thay đổi không đồng nhất giữa các mẫu nước thải có một vài nguyên nhân để giải thích cho sự việc này có thể lượng rác thải tập kết khồng đồng đều dẫn đến khi quá nhiều rác thì hệ thống xử lý nước rỉ rác của nhà máy xử lý cho ra vẫn còn cao.
4.2.4. Hiệu quả xử lý
Bảng 4.4 . Hiệu quả xử lý nước rỉ rác BCL rác thải Nam SơnChỉ Chỉ tiêu Mẫu NT.07 (%) Mẫu NT.08 (%) Mẫu NT.09(%) Mẫu NT.10 (%) Mẫu NT.11 (%) Mẫu NT.12 (%) COD 82,20 90,96 89,71 96,30 96,44 99,51 BOD5 66,35 80,85 80,20 91,45 89,85 98,80 TN 21,20 47,51 73,85 72,72 74,87 84,15 NH4+ 95,13 67,71 81,83 89,86 92,98 88,70
Qua kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý của phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp keo tụ hố lý cho kết quả cao đối với xử lý nước rỉ rác có nồng độ ơ nhiễm COD, BOD và NH4+. Tuy nhiên, hiệu suất xử lý nồng độ nitơ tổng trong nước rỉ rác chưa đạt hiệu quả cao.
Tất cả các mẫu nước rỉ rác sau xử lý đem phân tích hầu hết đều đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 25:2009/BTNMT.Hiệu quả xử lý COD > 82% , hiệu quả xử lý BOD5 >66%, hiệu quả xử lý Nito tổng > 21% và hiệu quả xử lý NH4+ > 67%. Tuy nhiên, chỉ tiêu về nồng độ nitơ tổng có trong nước thải chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt ở mẫu NT.07 và NT.08 lần lượt là : 21,20% và 47,51%. Vì vậy, trước khi xả thải ra mơi trường tiếp nhận cần phải có phương pháp xử lý thích hợp để giảm nồng độ nitơ tổng trong nước rỉ rác. Nếu khơng được xử lý thích hợp nồng độ nitơ sẽ là chất gây ô nhiễm và gây hại hệ sinh vật nước.
Trạm xử lý nước rỉ rác của đơn vị từ khi đi vào hoạt động đã góp phần bảo vệ môi trường xung quanh khu vực bãi chôn lấp:
+ Thu gom được toàn bộ nước rác phát sinh và xử lý đảm bảo yêu cầu môi trường trước khi xả thải ra môi trường tiếp nhận.
+ Khắc phục hiện tượng nước rỉ rác làm ô nhiễm môi trường ở khu vực lân cận Bãi chôn lấp rác và vùng hạ lưu của các kênh - rạch chảy qua.
+ Bổ sung hồn thiện cơng nghệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp. + Tăng doanh thu cho đơn vị trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện.