- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường
2. Tác động của làm phát
2.1. Lạm phát và lãi suất
Từ thực tế diễn biến lạm phát của các nước trên thế giới, các nhà kinh tế cho rằng: lạm phát cao và triền mien có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
Tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng phải ln ln cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình, tức là ln ln phải giữ cho lãi suất thực ổn định. Ta biết rằng, lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát. Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
2.1. Lạm phát và thu nhập thực tế
Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động. Với 600.000 đồng tiền lương một tháng, 1 công nhân sẽ mua được 2 tạ gạo với giá gạo 3.000 đ/1kg. Vào năm sau, nếu tiền lương của công nhân này không thay đổi, nhưng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế vào năm sau tăng thêm 50% so với năm trước, tức là gạo đã tăng lên 4.500 đ/1kg, thì với số tiền lương nhận được trong một tháng, người cơng nhân này chỉ có thể mua được 133,3 kg gạo.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản khơng có lãi (tức tiền mặt) mà nó cịn làm hao mịn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính sách thuế của Nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế suất vẫn khơng tăng). Kết quả cuối cùng là thu nhập rịng (thu nhập sau thuế), lãi suất thực (sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát) mà người cho vay nhận được bị giảm đi.
Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lịng tin của dân chúng đối với Chính phủ và những hậu quả về chính trị, xã hội có thể xảy ra.
2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập khơng bình đẳng
Trong quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, khi lạm phát tăng cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ là người được lợi. Điều này đã tạo nên sự phân phối thu nhập khơng bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay. Hơn thế nữa, nó cịn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hóa, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí khơng mua nổi những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hóa và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
2.4. Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm cho tỷ giá tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngồi tính trên các khoản nợ.