Mơ hình đo lường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của thông tin bất cẩn xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP HCM (Trang 52 - 54)

4.1.1. Xác định chi phí lựa chọn bất lợi

Việc xác định chi phí lựa chọn bất lợi theo mơ hình của Glosten và Harris (1988) như đã đề cập trong phần kinh nghiệm của các tác giả trước. Chi phí lựa

chọn bất lợi được xác định theo mơ hình giá biến đổi:

Pt – Pt-1 = c0 (Qt - Qt-1) + c1 (QtVt - Qt-1Vt-1) + z0 Qt + z1Qt Vt + εjt Trong đó:

Pt và Pt-1: là giá cổ phiếu tại thời điểm t và t-1

Qt: Chỉ số giao dịch của cổ phiếu tại thời điểm t, Qt bằng +1 nếu là người

mua và bằng -1 nếu là người bán. Do trong khoảng thời gian ngắn, gần như là cùng một thời điểm có rất nhiều giao dịch được khớp lệnh nên rất khó xác định được Qt. Vì thế có thể gọp các giao dịch đó làm thành một (1) giao dịch (Lee và Ready 1991 trích trong Serednyakov, 2005) và Qt được xác định như sau:

- Giao dịch Qt bằng +1 nếu tại thời điểm giao dịch Pt > Pt-1 - Giao dịch Qt bằng -1 nếu tại thời điểm giao dịch Pt < Pt-1 - Giao dịch Qt bằng Qt-1 nếu tại thời điểm giao dịch Pt = Pt-1 Vt: Lượng giao dịch cổ phiếu tại thời điểm t.

c0, c1, z0, z1: là các hệ số của phương trình.

εjt: là sai số của phương trình.

Theo Glosten va Harris sự biến thiên của giá giao dịch (Bid-ask pread) bao gồm ba thành phần đó là: thành phần chi phí lưa chọn bất lợi, thành phần chi phí xử lý đặt lệnh và thành phần chi phí lưu trữ.

Chi phí lựa chọn bất lợi là Z0 = 2(z0 + z1Vt), phần cịn lại: chi phí xử lý đặt lệnh và chi phí lưu trữ là C0 = 2(c0 + c1Vt).

Để ước đốn thành phần chi phí lựa chọn bất lợi cho mỗi cổ phiếu i nào đó,

Glosten và Harris đã dùng sản lượng giao dịch trung bình (Vt ) của cổ phiếu i để tính thành phần lựa chọn bất lợi trong thành phần biến thiên của giá theo công thức sau:

ASC = 2(c0 + c1Vt )/[2(c0 + c1Vt ) + 2(z0 + z1Vt )]

4.1.2. Mơ hình đo lường mức độ thơng tin

Căn cứ từ các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước, thực trạng số liệu hiện có và khả năng thu thập số liệu, hàm hồi qui đo lường chi phí lựa chọn bất lợi theo các biến thơng tin sau:

DASC = a0 + a1INTGTA + a2MB + a3MVE + a4LEVG + a5VOL + a6PRI + a7VAR + a8SIGR + a9SIGVOL [4.1]

Trong đó:

- DASC là chi phí lựa chọn bất lợi tính theo tỷ lệ của giá (là TC trong nghiên cứu của Ness và cộng sự, 2001).

- INTGTA là tài sản vơ hình chia cho tổng tài sản (kỳ vọng +). - MB là giá trị thị trường và sổ sách: A CE A CSxP MB + − = . Trong đó: CS là số lượng cổ phiếu phát hành, P là giá mỗi cổ phiếu, A là tổng tài sản của công ty, CE vốn của chủ sở hữu (kỳ vọng +).

- MVE là giá trị thị trường của vốn cổ phần (kỳ vọng -). Đơn vị tính là tỷ

đồng.

- VOL là số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình trong một ngày (kỳ vọng -). Đơn vị tính là 1000 cổ phiếu.

- LEVG là log của nợ dài hạn từ một năm trở lên chia tổng tài sản (kỳ vọng +).

- PRI là giá cổ phiếu trung bình một ngày (kỳ vọng -/+). Đơn vị tính là ngàn đồng.

- VAR là sai số của suất sinh lợi của cổ phiếu (kỳ vọng +).

- SIGR là độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hàng ngày của cổ phiếu (kỳ vọng

+).

- SIGVOL là độ lệch chuẩn của lượng giao dịch hàng ngày (kỳ vọng -).

Kiểm soát vấn đề nội sinh

Như đã giới thiệu, vì biến ANALYST khơng thể thu thập nên nghiên cứu

này sẽ không xét đến vấn đề nội sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của thông tin bất cẩn xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP HCM (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)