QUY HOẠCH TẦN SỐ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu quy hoạch phổ tần số quốc gia và quốc tế (Trang 39 - 58)

3.2.1 Trong thông tin hàng hải

Thông tin hàng hải gồm thông tin lưu động hàng hải và dẫn đường hàng hải *Các dải tần được phân chia cho thông tin lưu động hàng hải là:

- Dải LF : (14-19,95) KHz ; (20,05-70) KHz ; (72-84) KHz ; (86-90) KHz ; (110- 112) KHz ; (117,6-126) KHz ; (129-160) KHz ; - Dải MF : (415-526,5) KHz ; (2065-2107) KHz ; (2170-2194) KHz ; -Dải HF : (4000-4438) KHz ; (6200-6525) KHz ; (8100-8195) KHz ; (12230- 13200) KHz ; (16360-17410) KHz ; (18780-18900) KHz ; (19680-19800) KHz ; (22000-22855) KHz ; (25070-25210) KHz ; (26100-26175) KHz ; -Dải VHF : (156,7625-156,8375) MHz.

*Các dải tần được phân chia cho dẫn đường hàng hải là: -Dải MF : 285-325 KHz ;

-Dải SHF : 5470-5650 MHz ; 8850-9000 MHz ; 9200-9300MHz

Các kênh tần số 7903 kHz và 7906 kHz được dành riêng cho chức năng gọi, trợ giúp thông tin an toàn, cứu nạn và trực canh cấp cứu Hàng hải quốc gia sử dụng phương thức thoại. Nghiêm cấm việc sử dụng sai mục đích và gây nhiễu trên các kênh tần số này.

Các hệ thống thông tin vô tuyến điện dành cho phương tiện nghề cá và đài bờ liên lạc với các phương tiện nghề cá được sử dụng các băng tần 4438-4538 kHz, 5250 - 5350 kHz, 7900-8100 kHz, 13410-13510 kHz, 14350-14450 kHz. Đoạn băng tần 7100-7200 kHz được sử dụng kể từ sau ngày 30 tháng 03 năm 2009.

Trong thông tin hàng hải, các thông tin cấp cứu , khẩn cấp và an toàn giữa các đài duyên hải với tàu, giữa các đài duyên hải và giữa các tàu với nhau được phát chủ yếu thông qua các thiết bị DSC, NBDP, NAVTEX và vệ tinh trên các băng tần MF, HF, VHF.

a.Các tần số trong thông tin cấp cứu và an toàn bằng DSC

- Ở dải MF/HF : các tần số 2187.5 KHz ; 4207.5 KHz ; 6312 KHz ; 8414.5 KHz ; 12577 KHz ; 16804 KHz được quy định chỉ dành riêng cho việc gọi cấp cứu và an toàn bằng DSC của các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải

- Ở dải VHF : tần số 156.525 MHz (kênh 70) là tần số dùng cho các đài làm nghiệp vụ lưu động hàng hải để gọi cấp cứu và an toàn bằng DSC.

b.Các tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng NBDP

- 490 KHz là tần số quốc gia giành riêng cho các đài duyên hải phát các thông báo khí tượng , thông báo hàng hải và các thông tin an toàn cho các tàu bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp.

- 518 KHz là tần số của hệ thống NAVTEX giành riêng cho các đài duyên hải phát các thông báo khí tượng ,thông báo hàng hải và các thông tin khẩn cấp cho các tàu bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp.

- Các tần số 2174.5 KHz ; 4177.5 KHz ; 6268 KHz ; 8376.5 KHz ; 12520 KHz ; 16695 KHz ; là các tần số giành riêng cho các thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp.

- Các tần số 4210 KHz ; 6314 KHz ; 8416.5 KHz ; 12579 KHz ; 16806 KHz ; 19680 KHz ; 22376 KHz ; 26100.5 KHz ; là các tần số giành riêng cho cho các đài duyên hải phát các thông tin an toàn hàng hải bằng thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp.

c.Các tần số cho cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng vô tuyến thoại

- Dải MF/HF : các tần số 2182 KHz ; 4125 KHz ; 6215 KHz ; 8291 KHz ; 12290 KHz ; 16420 KHz được dùng để thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn bằng vô tuyến điện thoại ở chế độ J3E hoặc H3E.

- Dải VHF : tần số 156.8 MHz được dùng cho thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn bằng vô tuyến điện thoại.

Tần số 156.3 MHz có thể được dùng cho hoạt động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn giữa đài tàu và đài máy bay.Tần số này cũng có thể được dùng cho mục đích thông tin an toàn giữa đài máy bay và đài tàu.

Tần số 121.5 MHz trong băng tần 117.975-136 MHz dùng cho các phao định vị vô tuyến .

d. Phát thông báo an toàn hàng hải

Thông tin an toàn hàng hải có thể được phát qua hệ thống NAVTEX quốc tế trên tần số 518 KHz , các thiết bị NBDP trên tần số 4210 KHz; 6314 KHz ; 8416 KHz ; 12579 KHz ; 16806 KHz ; 19680 KHz ; 22376 KHz ; 26100.5 KHz ; hoặc phát qua hệ thống vệ tinh INMARSAT trên băng tần 1530 – 1545 MHz .

Những thông tin an toàn hàng hải giữa tàu với tàu với mục đích an toàn hàng hải trên biển được dùng bằng thông tin thoại trên thiết bị VHF tần số 156.650 MHz( kênh 13 VHF)

e.Các tần số cấp cứu , khẩn cấp và an toàn trong hệ thống thông tin vệ tinh

Tần số 406-406.1MHz là tần số giành riêng cho các phao định vị vô tuyến điện bằng vệ tinh trong hệ thống cospas-sarat

Băng tần 1530-1544 MHz được dùng cho mục đích cấp cứu và an toàn trong nghiệp vụ di động hàng hải vệ tinh, chiều từ vệ tinh xuống các trạm mặt đất

Băng tần 1544-1545 MHz được dùng cho các hoạt động cấp cứu và an toàn chiều từ vệ tinh xuống các trạm mặt đất bao gồm :

- Phát chuyển tiếp các tín hiệu định vị vô tuyến vệ tinh xuống các trạm mặt đất - Phát chuyển tiếp đường tín hiệu băng hẹp từ vệ tinh xuống các trạm di động

Băng tần 1626.5 – 1645.5 MHz được dùng cho các mục đích cấp cứu và an toàn chiều từ mặt đất tới vệ tinh trong nghiệp vụ di động hàng hải

Băng tần 1645.5-1646.5 MHz được dùng cho các hoạt động cấp cứu và an toàn chiều từ mặt đất tới vệ tinh bao gồm : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc phát từ các EPIRB Satellite

- Phát chuyển tiếp các loan báo cấp cứu từ các vệ tinh tầm thấp quỹ đạo cực tới các trạm mặt đất.

Băng tần 9200 -9500 MHz là băng tần dùng cho các thiết bị phản xạ radar trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn

f. Tần số cấp cứu, khẩn cấp và an toàn sử dụng trên các xuồng cứu sinh

Các thiết bị vô tuyến điện thoại dùng trên xuồng cứu sinh phải có khả năng thu và phát trên tần số 156.8 MHz trong băng tần từ 156-174 MHz, và phải có thêm ít nhất một tần số trong băng tần này.

Thiết bị phát tín hiệu định vị trên xuồng cứu sinh phải có khả năng hoạt động trên băng tần 9200-9500 MHz

Thiết bị gọi chọn số DSC trên xuồng cứu sinh hoạt động trên các băng tần số : -từ 1605-2850 KHz thì phải có khả năng phát trên tần số 2187.5 khz

- từ 4000 – 27500 KHz thì phải có khả năng phát trên tần số 8414.5 khz - từ 156-174 MHz thì phải có khả năng phát trên tần số 156.525 MHz. Ta có bảng tóm tăt các tần số sử dụng trong cấp cứu, khẩn cấp và an toàn:

Dải tần DSC Thoại NBDP Ghi chú

410-355 KHz 490KHz

518KHz

Navtex quốc tế Navtex quốc gia 1605-4000KHz 2187.5 KHz 2182 KHz 2174.5KHz 4000-27500 KHz 4207.5 6312 8414.5 12577 16804.5 KHz 4125 6215 8291 12290 16420 KHz 4177.5 4209.5 4210 6268 8376.5 8416.5 12520 12579 16695 16806.5 19680.5 22376 26100.5 KHz Đài bờ phát navtex Đài bờ phát thông báo an toàn (156-174)MHz 156.525 MHz 156.650 MHz 156.8MHz Cho hoạt động tìm kiếm ,cứu nạn Bảng 3.1 Các tần số sử dụng trong cấp cứu, khẩn cấp và an toàn

Việt Nam và Hàn Quốc đều thuộc khu vực 3, do vậy sự phân chia tần số tương đối giống nhau. Tuy nhiên có một số dải tần được phân chia khác nhau, trong lĩnh vực thông tin hàng hải, ta có bảng sau:

Dải tần Việt Nam Hàn Quốc

(70-72) KHz (84-86) KHz

Lưu động hàng hải Vô tuyến dẫn đường

(405-415) KHz Vô tuyến dẫn đường Vô tuyến dẫn đường hàng hải

Bảng 3.2 So sánh băng tần khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thông tin hàng hải

3.2.2 Trong thông tin quảng bá

a. Các mô hình truyền dẫn phát sóng phát thanh và truyền hình

Hình 3.2Các mô hình truyền dẫn, phát sóng * Phát sóng quảng bá mặt đất:

Tín hiệu hình/tiếng được khuếch đại rồi truyền đi bằng sóng vô tuyến đến máy thu, phương thức phát sóng quảng bá mặt đất có một số nhược điểm như: Kênh bị giảm chất lượng do hiện tượng phản xạ nhiều đường vì bề mặt mặt đất cũng như các toà nhà; Tạp âm lớn; Phân bố tần số tương đối chật chội.

* Truyền dẫn qua vệ tinh:

Vệ tinh địa tĩnh được sử dụng để truyền dẫn tín hiệu phát thanh/truyền hình ở các băng tần:

 C (tuyến lên: 5,925GHz - 6,425GHz; tuyến xuống 3,700-4,200GHz),

 Ku (tuyến lên: 14,0GHz - 14,5GHz, tuyến xuống: 11,7-12,2 GHz),

 và phát trực tiếp-DBS (tuyến lên: 17,3 GHz, tuyến xuống 12,2-12,7GHz). Hệ thống phải sử dụng các trạm mặt đất để phát tín hiệu lên vệ tinh và thu tín hiệu từ vệ tinh xuống.

Việc sử dụng vệ tinh cho hệ thống CATV và hệ thống quảng bá được bắt đầu từ những năm 70. Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh có những ưu điểm sau: Cự ly dài; không bị ảnh hưởng địa hình; thiết lập nhanh chóng; có ứng dụng điểm-đa điểm.

* Truyền dẫn cáp: đồng trục, quang, MMDS, Internet:

Phương pháp này có thể nhận được tín hiệu truyền hình do khoảng cách tới đài phát quá xa hoặc do ảnh hưởng che chắn của đồi núi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Truyền hình cáp sử dụng các kênh truyền nằm trong phạm vi dải thông ở cận dưới của băng UHF. Các kênh truyền hình được chia ra thành các băng VHF thấp, VHF trung, VHF cao và siêu băng (superband). Một đặc điểm của hệ thống truyền hình cáp là có thể sử dụng các kênh kề nhau để truyền tín hiệu trong tất cả khu vực mà không xuất hiện hiện tượng nhiễu đồng kênh.

Hình 3.3 Mô hình hệ thống truyền hình dùng cáp đồng trục

- Mô hình hệ thống cáp quang: bao gồm các bộ phận như: nguồn quang, điều chế, bộ lặp, giải điều chế, trong đó cần chú ý các tham số về suy giảm, tán xạ, nguồn quang và thiết bị cảm quang.

Hình 3.4 Mô hình hệ thống truyền hình dùng cáp quang

- Hệ thống MMDS:

Tín hiệu được đưa tới trạm gốc của hệ thống vi ba điểm-đa điểm phát xuống có các máy thu của người sử dụng.

* Truyền dẫn qua Internet:

Trong vài năm gần đây, người ta còn sử dụng mạng Internet để làm đường truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình. Tuỳ thuộc vào băng thông mà các tiêu chuẩn nén cũng như chất lượng âm thanh hình ảnh sẽ thay đổi khác nhau.

Thông tin quảng bá ở Việt Nam được ấn định các tần số thuộc các dải tần MF, HF, VHF, UHF.Cụ thể là: -MF : 526.5-1606.5kHz -HF :3200-3400 KHz; 3900- 4000 KHz; 4750- 4995 KHz; 5005- 5060 KHz; 5900- 6200 KHz; 7200- 7450 KHz; 9400- 9900 KHz; 11650- 12100 KHz; 13570-13870 KHz; 15100-15800 KHz; 17480- 17900 kHz. -VHF : 47-50 MHz; 54-68 MHz; 74-76 MHz; 87- 108 MHz; 174- 230MHz -UHF : 470- 960 MHz ; 1452- 1492MHz.

Việt nam phân chia (470-806)MHz dành cho Nghiệp vụ quảng bá, WRC-07 quyết định lấy (790-806)MHz cho IMT, chỉ còn dải (470-790)MHz.

Cấp phép cho 29 đài phát thanh AM, 1484 đài phát thanh FM, 53 đài phát hình kỹ thuật số và 1147 đài phát hình tương tự.

Các đài phát thanh không dây : 54-68MHz; 88-108MHz

-Băng tần 54-68 MHz được ưu tiên sử dụng cho các hệ thống truyền thanh không dây công suất nhỏ tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định. Các hệ thống thuộc nghiệp vụ Cố định và Lưu động trong băng tần này không được gây can nhiễu có hại và không được kháng nghị nhiễu từ hệ thống phát thanh không dây công suất nhỏ.

-Tại Tam Đảo - Vĩnh Yên, dải tần tương ứng với kênh 3 của tiêu chuẩn truyền hình OIRT được phân chia cho nghiệp vụ Quảng bá là nghiệp vụ chính. Trong dải tần này, không triển khai thêm các thiết bị khác thuộc nghiệp vụ Quảng bá ngoài thiết bị đang sử dụng.

-Băng tần 470 – 585 MHz và 610 – 698 MHz được ưu tiên dành cho nghiệp vụ Quảng bá và nghiệp vụ Cố định, băng tần 585 – 610 MHz được ưu tiên dành cho nghiệp vụ Quảng bá. Khuyến khích việc số hóa truyền hình trong các đoạn băng tần trên.

-Băng tần 11 700-12 200 MHz được ưu tiên sử dụng cho các hệ thống hoạt động trong nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh. Các hệ thống thuộc các nghiệp vụ khác không được gây nhiễu có hại cho các hệ thống Quảng bá qua vệ tinh và không được kháng nghị nhiễu đối với các hệ thống Quảng bá qua vệ tinh sử dụng trong băng tần này.

* Đối với các chương trình phát thanh địa phương, các tần số được phân chia theo bảng sau:

Bảng 3.3 Tần số các chương trình phát thanh ở các tỉnh miền Bắc - Các tỉnh miền Trung: STT Tên tỉnh, thành phố Tần số (MHz) 27 Quảng Trị 92.2

28 Thừa Thiên Huế 93.3

29 Đà Nẵng 96.3 30 Quảng Nam 97.6 31 Quảng Ngãi 102.9 32 Bình Định 97 33 Kon Tum 95.1 34 Gia Lai 102 35 Thanh Hóa 92.3 36 Nghệ An 98.3 37 Hà Tĩnh 97.8 38 Quảng Bình 96.1 Bảng 3.4 Tần số các chương trình phát thanh ở các tỉnh miền Trung - Các tỉnh miền Nam: STT Tên tỉnh , thành phố Tần số (MHz) 39 Phú Yên 96 STT Tên tỉnh, thành phố Tần số (MHz) 1 Hà Giang 95.5 2 Lào Cai 91 3 Điện Biên 96.3 4 Lai Châu 94.1 5 Tuyên Quang 95.6 6 Yên Bái 93 7 Sơn La 96 8 Phú Thọ 103.8 9 Cao Bằng 99 10 Bắc Kạn 99.3 11 Thái Nguyên 103.4 12 Lạng Sơn 88.3 13 Vĩnh Phúc 100.7 14 Bắc Giang 98.4 15 Bắc Ninh 95.4 16 Hà Nội 90 ; 98.9 17 Hòa Bình 105 18 Hà Tây 96 19 Ninh Bình 98.1 20 Hà Nam 93.3 21 Hưng Yên 92.7 22 Hải Dương 104.5 23 Hải Phòng 93.7 24 Quảng Ninh 97.9 25 Thái Bình 97 26 Nam Định 95.1

40 Khánh Hòa 101.7 41 Ninh Thuận 99.6 42 Bình Thuận 92.3 43 Đắc Nông 98.62 44 Đắc Lắc 94.7 45 Lâm Đồng 97 46 Bình Phước 89.4 47 Bình Dương 92.5 48 Đồng Nai 97.5 49 Tây Ninh 103.1 50 Bà Rịa Vũng Tàu 92 51 TP. Hồ Chí Minh 99.9 ; 95.6 52 Long An 96.9 53 Tiền Giang 96.2 54 Bến Tre 97.9 55 Đồng Tháp 98.4 56 An Giang 93.1 57 Vĩnh Long 90.2 58 Trà Vinh 92.7 59 Cần Thơ 97.3 60 Hậu Giang 89.6 61 Sóc Trăng 100.4 62 Kiên Giang 99.4 63 Bạc Liêu 93.8 64 Cà Mau 94.6

Bảng 3.5 Tần số các chương trình phát thanh ở các tỉnh miền Nam

* Các dải tần không khác nhau trong thông tin quảng bá giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Dải tần Việt Nam Hàn Quốc

2300-2495 KHz Thông tin quảng bá 3200-3400 KHz Thông tin quảng bá 4750-4995 KHz Thông tin quảng bá 5005-5060 KHz Thông tin quảng bá

7100-7300 KHz Thông tin quảng bá

7350-7450 KHz Thông tin quảng bá 47-50 MHz Thông tin quảng bá

68-72 MHz Thông tin quảng bá

76-87 MHz Thông tin quảng bá

216-230 MHz Thông tin quảng bá 806-960 MHz Thông tin quảng bá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1452-1492 MHz Thông tin quảng bá 2520-2535 MHz Thông tin quảng bá 2655-2670 MHz Thông tin quảng bá 12.2-12.5 GHz Thông tin quảng bá

Bảng 3.6 Các dải tần không khác nhau trong thông tin quảng bá giữa Việt Nam và Hàn Quốc

3.2.3 Trong thông tin di động

a. Công nghệ GSM

GSM- The Global System for Mobile Communication- Mạng thông tin di động toàn cầu.GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động, di chuyển giữa các vị trí địa lý khácnhau mà vẫn giữ được liên lạc.

Các mạng điện thoại GSM sử dụng công nghệ TDMA ( Time division multiple access - đa truy nhập phân chia theo thời gian) và FDMA( Frequency division multiple access - đa truy nhập phân chia theo tần số) .Đây là công nghệ cho phép 8 máy di động có thể sử dụng chung 1 kênh để đàm thoại, mỗi máy sẽ sử dụng 1/8 khe thời gian để truyền và nhận thông tin.

Hình 3.5 Mạng điện thoại di động GSM

Mạng GSM gồm nhiều khối chức năng khác nhau. Hình trên cho thấy cách bố trí của mạng GSM tổng quát. Mạng GSM có thể chia thành ba phần chính.

 Trạm di động (Mobile Station- MS) :do thuê bao giữ.

 Hệ thống con trạm gốc (Base Station Subsystem-BSS): điều khiển liên kết với trạm di động.

 Hệ thống mạng con (Network Subsystem-NS) : là phần chính của trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MSC (Mobile services Switching Center), thực hiện chuyển mạch cuộc gọi giữa những người sử dụng điện thoại di động, và

Một phần của tài liệu quy hoạch phổ tần số quốc gia và quốc tế (Trang 39 - 58)