Trong thông tin quảng bá

Một phần của tài liệu quy hoạch phổ tần số quốc gia và quốc tế (Trang 33 - 39)

- Dải 526.5- 1606.5 kHz: được phân chia cho nghiệp vụ quảng bá.

- Dải 3900-4000kHz :trong dải tần này, các đài thuộc các nghiệp vụ được phân chia băng tần 3995-4005 kHz có thể phát tần số chuẩn và tín hiệu thời gian.

- Dải tần (5900-6200) kHz ; (7100-7350) kHz: việc sử dụng các băng tần 7300-7350 kHz cho nghiệp vụ quảng bá phải tuân theo các thủ tục trong điều 12 của Thể lệ vô tuyến điện. Các cơ quan quản lý sử dụng các băng tần này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phát xạ điều chế số tuân theo các điều khoản của Nghị quyết 517 của Thể lệ vô tuyến điện.

- Dải tần 9400-9900 kHz : việc sử dụng băng tần 9400-9500 kHz, cho nghiệp vụ Quảng bá phải tuân theo các thủ tục của Thể lệ vô tuyến điện.

Các tần số thuộc các băng tần 9400-9500 kHz, có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá.

Với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá, các tần số trong các băng tần 9775-9900 kHz có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, mỗi đài sử dụng tổng công suất bức xạ không vượt quá 24 dBW.

-các băng : 11600-12100 kHz; 13570-13870 kHz; 15100-15800 kHz; 17480-17900 kHz; 18900-19020 kHz; 21450 - 21850 kHz; 25670-26100 kHz

Việc sử dụng các băng tần 11600-11650 kHz, 12050-12100 kHz, 13570-13600 kHz, 13800-13870 kHz, 15600-15800 kHz, 17480-17550 kHz và 18900-19020 kHz cho nghiệp vụ Quảng bá phải tuân theo các thủ tục trong điều 12 của thể lệ vô tuyến điện Các tần số thuộc các băng tần 11600-11650 kHz, 12050-12100 kHz, 15600-15800 kHz, 17480-17550 kHz và 18900-19020 kHz có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá. Khi sử dụng các tần số cho nghiệp vụ Cố định, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối thiểu cần thiết và lưu ý việc sử dụng các tần số theo mùa cho nghiệp vụ Quảng bá đã được công bố theo Thể lệ vô tuyến điện

Với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá, các tần số trong các băng tần 11650-11700 kHz và 11975-12050 kHz có thể được sử dụng cho các đài

thuộc nghiệp vụ Cố định chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, mỗi đài sử dụng tổng công suất bức xạ không vượt quá 24 dBW.

Các tần số thuộc các băng tần 13570-13600 kHz và 13800-13870 kHz có thể được sử dụng bởi các đài thuộc các nghiệp vụ Cố định và nghiệp vụ Lưu động trừ Lưu động hàng không (R) chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá. Khi sử dụng các tần số trên cho các nghiệp vụ này, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối thiếu cần thiết và lưu ý đến việc sử dụng các tần số theo mùa bởi nghiệp vụ Quảng bá đã được công bố theo Thể lệ vô tuyến điện

- Trong dải tần này có một băng tần được phân chia giống nhau cho cả 3 khu vực là 100-108 Mhz .

Trong băng tần này, ở Hàn Quốc, băng tần 100-108 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động là nghiệp vụ chính

-Dải (54-72) MHz ; (76-87) MHz và (87.5-100) MHz được phân chia cho nghiệp vụ quảng bá

- (174-216) MHz; (470-806) MHz : trong dải tần này , các tần số 757 MHz; 785 MHz; 795 MHz; 779.8 MHz; được sử dụng cho mục đích chuyển tiếp phát thanh truyền hình lưu động.

Các băng tần (752-762) MH và (780-790) MHz được sử dụng trong các dịch vụ viễn thông giữa đảo và đất liền.Việc sử dụng dịch vụ này ở các băng này được giớii hạn chỉ trong dịch vụ chuyênt tiếp phát sóng cố định trong khu vực đại lục, ngoại trừ bờ biển. Việc sử dụng băng tần ( 752-806) MHz trong dịch vụ phát thanh truyền hình được giới hạn thời gian chuyển tiếp theo kế hoạch truyền hình kỹ thuật số.

-(2535-2655)MHz : được phân chia cho phát thanh truyền hình qua vệ tinh. Khi thiết kế các hệ thống thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh trong các băng tần giữa 2500 MHz và 2690 MHz, yêu cầu các cơ quan quản lý thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng tần 2690-2700 MHz Việc sử dụng băng tần 2520-2670 MHz cho nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh được dành riêng cho các hệ thống của quốc gia và khu vực để thu cộng đồng phụ thuộc vào thỏa thuận đạt được theo điều khoản 9.21. của Thể lệ vô tuyến điện.

Ở Hàn Quốc không sử dụng công nghệ GSM, tất cả mạng điện thoại di động của Hàn Quốc đều sử dụng công nghệ CDMA , tần số 800 MHz và CDMA 2000 .

Hình 3.1 Công nghệ CDMA

Lý thuyết về CDMA (Code Division Multiple Access) đã được xây dựng từ năm 1950 và được áp dụng trong thông tin quân sự từ những năm 1960. Cùng với sự phát triển của công nghệ bán dẫn và lý thuyết thông tin trong những năm 1980, CDMA đã được thương mại hoá từ những phương pháp thu GPS (Global Positioning System) và Ommi–TRACS. Phương pháp này cũng được đề xuất trong hệ thống tổ ong của Qualcomm–Mỹ vào những năm 1990.

Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA hoạt động theo nguyên lý trải phổ. CDMA cung cấp tất cả các tiềm năng đồng thời cho mọi thuê bao, khống chế mức công suất phát từ mỗi thuê bao ở mức tối thiểu đủ để duy trì một tỷ số tín hiệu/tạp âm theo mức chất lượng yêu cầu. Mỗi thuê bao sử dụng một tín hiệu băng rộng như tạp âm chiếm toàn bộ dải tần phân bố. Theo cách như vậy mỗi thuê bao tham gia vào tạp âm nền tác động tới tất cả các thuê bao khác, nhưng ở phạm vi ít nhất có thể. Can nhiễu bổ sung này làm hạn chế dung lượng, nhưng vì phân bố tiềm năng thời gian và dải thông không bị hạn chế cho nên dung lượng cũng lớn hơn đáng kể so

với các hệ thống TDMA (Time Division Multiple Access) và FDMA(Frenquency Division Multiple Access).

Trong hệ thống thông tin CDMA nhiều thuê bao có thể chiếm cùng kênh vô tuyến đồng thời tiến hành các cuộc gọi (phát liên tục). Những thuê bao này được phân biệt do mỗi thuê bao dùng một dãy mã giả ngẫu nhiên riêng không trùng với bất kỳ một thuê bao nào khác.

Tại đầu phát, tín hiệu mang thông tin được trải phổ bằng cách nhân với mã giả ngẫu nhiên PN (Pseudo Noise) và cho qua bộ lọc có băng thông bằng độ rộng kênh. Mã giả ngẫu nhiên bao gồm các chuỗi bit được tạo ra từ biến số ngẫu nhiên duy nhất là điểm khởi đầu của chuỗi. Nó có tốc độ lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tin. Tập hợp các mã cần dùng phải có các thuộc tính tương quan sau đây: Mỗi mã phải có thể phân biệt được một cách dễ dàng với một bản sao của chính nó bị dịch chuyển theo thời gian. Mỗi mã phải có thể phân biệt được một cách dễ dàng bất chấp các mã khác được sử dụng trên mạng. Đầu thu tạo ra một dãy giả ngẫu nhiên như ở đầu phát và khôi phục lại tín hiệu gốc nhờ việc giải trải phổ các tín hiệu đồng bộ thu được.

*CDMA 2000

Trên thế giới hiện đang tồn tại song song 2 hệ thống công nghệ di động thế hệ 3 (3G) được chuẩn hóa, một dựa trên công nghệ CDMA, còn gọi là CDMA 2000; chuẩn còn lại do dự án 3rd Generation Partnership Project (3GPP) thực hiện. 3GPP đang đề ra một số tiêu chuẩn mà một trong số đó được gọi là CDMA băng rộng (W-CDMA). Riêng CDMA2000 có đến ba phiên bản: CDMA2000 1X, CDMA2000 1xEV-DO và CDMA2000 1xEV-DV. Công nghệ CDMA2000 1X dành

cho thoại và dữ liệu, hoạt động trên kênh CDMA 1,25 MHz chuẩn, cho phép truyền dữ liệu đạt 307 Kbps.CDMA2000 1xEV-DO là phiên bản cao hơn, tối ưu cho những dịch vụ dữ liệu dung lượng lớn và tốc độ cao dựa trên công nghệ CDMA High Data Rate (tốc độ tối đa vượt 2 Mbps). Còn CDMA2000 1xEV-DV đạt tốc độ truyềnvượt 10 Mbps.

Các mạng di động tại Hàn Quốc hiện đều đang sử dụng chuẩn CDMA2000 1xEV-DO và 1xEV-DV, một số nâng lên W-CDMA.Chuẩn cao như vậy đã cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Hàn Quốc khai thác tất cả ưu việt công nghệ để cung cấp cho các khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu quy hoạch phổ tần số quốc gia và quốc tế (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w