2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng đến cấu
2.2.4 Giả thuyết và nghiên cứu thực nghiệm của Vida Mojtahedzadeh về mố
quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Dựa vào lý thuyết trật tự phân hạng và thuyết đánh đổi tĩnh thì Vida Mojtahedzadeh (2011) đã đưa ra các giả thuyết sau đây của các công ty tại Iran khi nghiên cứu tỷ lệ nợ theo giá trị ghi sổ và tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường:
Giả thuyết đầu tiên: Theo lý thuyết đánh đổi, thì có một mối quan hệ thuận tồn tại giữa
sự thay đổi trong quy mô công ty và tỷ số nợ vay.
Giả thuyết thứ 2: Theo thuyết đánh đổi thì có mối quan hệ thuận tồn tại giữa những
thay đổi trong khả năng sinh lời của công ty và tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 3: Theo thuyết đánh đổi, có mối quan hệ nghịch giữa những thay đổi
trong giá thị trường trên giá trị ghi sổ của tài sản công ty với tỷ lệ nợ.
Giả thuyết thứ 4: Theo thuyết đánh đổi, tồn tại mối quan hệ thuận giữa tính rủi ro của
tài sản và tỷ số nợ vay.
Giả thuyết thứ 5: Theo thuyết đánh đổi thì tồn tại mối quan hệ thuận giữa tuổi đời công
ty và tỷ lệ nợ vay
Giả thuyết thứ 6: Theo thuyết đánh đổi thì tồn tại mối quan hệ nghịch giữa tiết kiệm
thuế ngoài nợ và tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 7: Theo thuyết đánh đổi thì tồn tại mối quan hệ nghịch giữa rủi ro tài
chính và tỷ lệ nợ.
Giả thuyết thứ 8: Theo thuyết đánh đổi thì tồn tại mối quan hệ nghịch giữa lợi tức được
phân phối với tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 9: Theo thuyết đánh đổi thì tồn tại mới quan hệ thuận giữa những điều
kiện ngành nghề và tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 10: Theo thuyết đánh đổi thì tồn tại mối quan hệ nghịch giữa rủi ro công
Giả thuyết thứ 11: Theo thuyết trật tự phân hạng thì tồn tại mối quan hệ nghịch giữa
những thay đổi trong quy mô công ty và tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 12: Theo thuyết trật tự phân hạng thì tồn tại mối quan hệ nghịch giữa
những thay đổi trong khả năng sinh lợi công ty với tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 13: Theo thuyết trật tự phân hạng thì tồn tại mối quan hệ thuận giữa
những thay đổi trong M/B và tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 14: Theo thuyết trật tự phân hạng thì tồn tại mối quan hệ nghịch giữa
tính rủi ro của tài sản và tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 15: Theo giả thuyết trật tự phân hạng thì tồn tại một mối quan hệ nghịch
giữa tuổi công ty và tỷ lệ nợ vay.
Giả thuyết thứ 16: Theo giả thuyết trật tự phân hạng thì tồn tại mối quan hệ thuận giữa
rủi ro tài chính và tỷ lệ nợ.
Giả thuyết thứ 17: Theo giả thuyết trật tự phân hạng thì tồn tại mối quan hệ thuận giữa
cổ tức được phân phối và tỷ lệ nợ vay.
Trong lý thuyết trật tự phân hạng, thì khơng có dự đốn nào được thực hiện cho mối quan hệ giữa tiết kiệm thuế ngoài vay nợ và những điều kiện ngành.
Và kết quả thu được là khi tỷ lệ đòn bẩy theo giá trị ghi sổ được coi là biến phụ thuộc thì giả thuyết số 5,11 và 14 được chấp nhận; khi tỷ lệ đòn bẩy theo giá trị thị trường được coi là biến phụ thuộc giả thuyết 2, 3, 5, 9, 10, 11 và 14 đã chấp thuận.
Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết và kết luận của các lý thuyết về mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ
Nhân tố ảnh hưởng Thuyết
đánh đổi tĩnh (1) Lý thuyết trật tự phân hạng (2)
Kết quả nghiên cứu Tỷ lệ nợ theo giá trị ghi sổ Tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường
Quy mô công ty + - (2) (2)
Khả năng sinh lời + - (1)
Cơ hội phát triển - + (1)
Tính rủi ro của tài sản + - (2) (2)
Tuổi + - (1) (1)
Tiết kiệm thuế ngoài nợ -
Rủi ro tài chính - +
Cổ tức - +
Điều kiện ngành + (1)
Rủi ro công ty - (1)
(Với (+) là mối quan hệ thuận , (-) là mối quan hệ nghịch; (1) là tuân theo lý thuyết đánh đổi tĩnh, (2) là tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng)