KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu SKKN ứng dụng đường tròn lượng giác để giải một số bài toán vật lý 12 ở trung tâm GDTX DN tam đảo (Trang 47 - 50)

1. Mục đích thực nghiệm.

Đánh giá khả năng giải các bài toán vật lý có ứng dụng đường trịn lượng giác, đặc biệt là bài toán xác định thời gian trong dao động điều hòa.

2. Đánh giá kết quả thực nghiệm a. Biện pháp đánh giá

Để đánh giá kết quả thực nghiệm một cách khách quan và nghiêm túc, người viết sử dụng nhiều biện pháp và tiến hành trên các đối tượng khác nhau. Những đóng góp ý kiến của các giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là một trong những căn cứ quan trọng cho việc đánh giá. Bên cạnh đó, người viết sắp xếp dự giờ đầy đủ các tiết dạy thực nghiệm của đồng nghiệp để quan sát trực tiếp và ghi nhận những cách triển khai phương pháp sử dụng đường tròn lượng giác để giải bài tập và cách xử lý tình huống nảy sinh. Các lớp được chọn thực nghiệm là sự lựa chọn ngẫu nhiên những học sinh có nhu cầu thi đại học, cao đẳng khối A để có đủ các thành phần học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Cuối cùng, để nắm được con số cụ thể về khả năng giải bài toán xác định thời gian trong dao động điều hòa của học sinh lớp 12 trung tâm GDTX Tam Đảo, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra ngắn.

b. Hướng đánh giá

Người viết thực hiện việc đánh giá như sau:

Tham gia dạy 2 lớp tại TTGDTX Tam Đảo với lượt thực nghiệm (12A) và lượt thực nghiệm đối chứng (12B).

Kiểm tra sau khi kết thúc bài dạy: Một đề kiểm tra một bài 15 phút, một bài thực hành kiểm tra với cấu trúc đề như đề thi tốt nghiệp và một bài thực hành kiểm tra với cấu trúc đề như đề thi đại học.

c. Kết quả thực nghiệm

Lớp Số bài KT Xếp loại G ( 9-10) K (7-8) TB (5-6) Y (3-4) Kém (0 -2) SL % SL % SL % SL % SL % 12A 24 2 8,3 7 29,2 13 54,2 2 8,3 0 0

Bảng 2: Kết quả thực nghiệm đối chứng

Lớp Số bài KT Xếp loại G ( 9-10) K (7-8) TB (5-6) Y (3-4) Kém (0 - 2) SL % SL % SL % SL % SL % 12B 29 0 0 1 3,4 7 24,2 17 58,6 4 13,8

Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại

Thực nghiệm ( 24 bài )

Thực nghiệm đối

chứng (29 bài) Kết quả bài thực nghiệm so vớibài đối chứng

SL % SL % Tăng / Giảm SL % Giỏi 2 8,3 0 0 Tăng 2 8,3 Khá 7 29,2 1 3,4 Tăng 6 25,8 TB 13 54,2 7 24,2 Tăng 6 30 Yếu 2 8,3 17 58,6 Giảm 15 50,3 Kém 0 0 4 13,8 Giảm 4 13,8

Bảng 4: Xếp loại, đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại Đối tượng

Khá, giỏi Trung bình Yếu, kém

SL % SL % SL %

Thực nghiệm (24) 9 37,5 13 54,2 2 8,3

Đối chứng (29) 1 3,4 7 24,2 21 72,4

d. Nhận xét, đánh giá:

Từ bảng đánh giá xếp loại chung, chúng ta có thể nhận thấy bài dạy thực nghiệm mang lại kết quả cao hơn bài dạy đối chứng. Như vậy, việc vận dụng

đường trịn lượng giác vào giải bài tốn vật lý 12 đặc biệt là bài toán xác định thời gian trong dao động điều hoà đã đem lại hiệu quả. Ngồi ra cịn kết hợp với hình thức dạy học thơng qua phiếu học tập để nâng cao hiệu quả bài dạy.

Đối với HS trường dạy thực nghiệm trung tâm GDTX&DN Tam Đảo, chúng tôi nhận thấy rằng, lớp chọn 12A có nhiều học sinh khá giỏi, khả năng tiếp thu và ứng dụng rất nhanh, kết quả tăng cao. Những học sinh khá giỏi rất hứng thú với cách học, cách hướng dẫn mới này. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em có cách giải nhanh hơn, chính xác hơn làm được số lượng câu trong đề kiểm tra nhiều hơn. Các em học sinh những lớp còn lại đều phân bố lực học đều đặn ở các mức nên công tác đánh giá cũng khách quan. Những lớp này, năng lực tư duy của các em còn chậm, nên việc giải mỗi bài tập cịn mất rất nhiều thời gian do đó số lượng câu làm được trong mỗi đề sẽ giảm.

Một phần của tài liệu SKKN ứng dụng đường tròn lượng giác để giải một số bài toán vật lý 12 ở trung tâm GDTX DN tam đảo (Trang 47 - 50)