5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.3 Thực trạng sử dụng nhân sự và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của
2.3.2.5 Phương thức quản lý – giao quyền
Vấn đề quản lý có nhiều bất cập, sự phân chia quản lý cũng như giao quyền, ủy quyền chưa phù hợp. Rất nhiều bộ phận chịu sự quản lý vượt cấp trong khi cán bộ quản lý cấp trung lại không được giao quyền hạn; nhưng vấn đề đặt ra là lãnh đạo cấp cao không thể quản lý trực tiếp tất cả mọi nhân viên, mọi việc và họ cũng không sâu sát về nhân viên bằng quản lý trực tiếp trong bộ phận nhỏ mặc dù họ có thể giỏi hơn. Điều
này cũng tạo ra sự bất cập trong quản lý cơng việc của các phịng ban và gây khó xử cho nhân viên.
Cụ thể sự phân chia nhân sự về các bộ phận chưa hợp lý: nhiều bộ phận ít việc nhưng lượng người được điều chuyển về nhiều trong khi những bộ phận rất nhiều việc thì số lượng nhân viên khơng tăng lên mà lại có chiều hướng giảm đi làm giảm năng suất lao động cũng như hiệu quả sử dụng lao động. Tuy nhiên do số lượng nhân viên nhiều nên vẫn chưa xuất hiện tình trạng cơng việc bị ứ đọng, nó chỉ làm phát sinh sự so sánh giữa các nhân viên với nhau. Thời gian làm việc tại một vị trí của một chuyên viên khoảng 2 năm, sau đó được điều chuyển sang một vị trí cơng việc mới để giảm
yếu tố nhàm chán trong công việcvà tạo ra động lực làm việc mới, cơ hội để nắm bắt , học hỏi những kỹ năng mới. Sự thay đổi trong công việc phụ thuộc vào quyết định của ban giám đốc chứ không do cán bộ cấp Phịng quản lý trực tiếp do đó sẽ khó có sự điều chuyển mang lại hiệu quả cao vì ban giám đốc khơng thể đi sâu sát vào nhân viên như các cán bộ quản lý cấp phòng ban.
Việc quản lý nhân viên theo thời gian làm việc chưa mang lại sự hiệu quả đối
với nhân viên một số bộ phận nhất là đối với nhân viên kinh doanh. Họ cần sự linh
động để thực hiện công việc, giao tiếp khách hàng nhưng lại quản lý theo thời gian có
mặt tại cơng ty ( nếu có cơng việc đi ra khỏi cơng ty phải có giải trình phức tạp ). Vấn
đề này thường hay gây ra bức xúc cho nhân viên nhất là những nhân viên giỏi.