Định hướng kế hoạch và đầu tư phát triển năm 2012 của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình định pot (Trang 36 - 47)

2.4.1 Định hướng kế hoạch năm 2012 của tỉnh Bình Định

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, UBND tỉnh nhận định: Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của tỉnh trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố đe dọa sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu; kinh tế trong nước đang dần phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu có thể tác động xấu đến sự phát triển, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Do đó, phải quán triệt các chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 18, tập trung mọi nỗ lực phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2011 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần cùng cả nước ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2.4.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế

- Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng 11%. Trong đó:

+ Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,5% (riêng nông nghiệp tăng 3,6%). + Công nghiệp, xây dựng tăng 14,2% (riêng công nghiệp tăng 14,7%). + Dịch vụ tăng 14,1%.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phấn đấu tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP đạt tương ứng: 33,4%- 28,8% - 37,8%.

- Sản lượng lương thực có hạt 695.500tấn. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,1%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 480 triệu USD.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 3.790 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 2.896 tỷ đồng( thu tiền sử dụng đất 335 tỷ đồng).

- Tổng chi ngân sách địa phương 5.282,520 tỷ đồng.

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh dự kiến huy động 15.903 tỷ đồng, bằng 38,5% GDP.

2.4.1.2. Các chỉ tiêu xã hội và môi trường

- Giảm tỷ suất sinh 0,3%0.

- Tạo việc làm mới cho 26.000 lao động.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghề so với tổng số lao động đạt 40%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% so với năm 2011. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 16,8%. - Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt trên 95,6%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,7%.

- Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 56,5%.

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 94,5%.

Về tình hình đầu tư phát triển năm 2011 đã kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã đình giãn, hoãn tiến độ một số công trình khởi công mới và điều chuyển vốn cho các công trình khác và thường xuyên chỉ đạo đẩy nhanh công tác XDCB trong năm.

2.4.1 Định hướng kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012 của tỉnh Bình Định

Về kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tổng vốn đầu tư là 1.159.532triệuđồng, trong đó:

• Vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 361.432 triệu đồng

• Vốn ngân sách địa phương: 606.100 triệu đồng Bao gồm: + Vốn từ ngân sách tập trung: 269.100 triệu đồng

(Tỉnh 161.500 triệu đồng; các huyện, thành phố 107.600 triệu đồng)

+ Vốn cấp quyền sử dụng đất: 335.000 triệu đồng

+ Vốn hỗ trợ doanh nghiệp công ích: 2.000 triệu đồng

• Vốn Xổ số kiến thiết: 60.000 triệu đồng

• Vốn bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước: 2.000 triệu đồng

• Vốn ODA: 130 tỷ đồng.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VÀ LỰA

CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

3.1. Đánh giá về tình hình hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định những năm 2011 Định những năm 2011

3.1.1. Những thành công đạt được

Định kỳ 5 năm và hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh mà còn tham mưu cho các cấp uỷ và chính quyền đánh giá khách quan, sát đúng tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch và đề xuất những biện pháp, giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời. Việc xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng cho từng giai đoạn, việc phân cấp đầu tư, lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cũng được Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định thực hiện kịp thời, giúp UBND tỉnh chủ động trong giao và điều hành kế hoạch trong kỳ và giúp các ngành, các địa phương chủ động triển khai kế hoạch ngay từ đầu kỳ kế hoạch. Hiện nay, tỉnh bắt đầu triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương (GDP) bình quân hàng năm 13% - 14%, tạo tiền đề để đến năm 2020, Bình Định cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp

Với chức năng quản lý đăng ký kinh doanh, làm đầu mối giải quyết thủ tục đầu tư, quản lý công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định luôn quan tâm đến công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nhằm đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp, nhà

đầu tư và đối tác. Từ việc lựa chọn cán bộ, phân công, phân nhiệm khoa học, hợp lý đến rà soát chi tiết từng khâu thủ tục để cắt giảm các bước không cần thiết, từ việc nêu cao tinh thần trách nhiệm đến ứng dụng triệt để các tiện ích của công nghệ thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định đã phấn đấu trở thành một trong những cơ quan đi đầu trong cải cách hành chính của tỉnh Bình Định. Hầu hết các doanh nghiệp thành lập mới hoặc triển khai đầu tư tại Bình Định đều hài lòng và đánh giá cao công tác đăng ký kinh doanh và giải quyết thủ tục đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định. Bên cạnh đó, công tác hợp tác trong nước, hợp tác với các tỉnh Nam Lào cũng được Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định quan tâm, tham mưu cho UBND tỉnh các nội dung, chương trình hợp tác thiết thực, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hợp tác, đầu tư, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa nâng cao vị thế của tỉnh Bình Định ở trong nước và nước ngoài.

Những thành tích trong công tác cải cách thủ tục hành chính mà Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định đạt được trong những năm qua luôn gắn liền với việc xây dựng, quảng bá hình ảnh, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của tỉnh. Bình Định là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng trong giao lưu trong nước, trong khu vực và quốc tế, có nhiều tiềm năng kinh tế và truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời nhưng những năm trước đây còn ít người biết đến. Nhờ những nỗ lực và các hoạt động xây dựng, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư - kinh doanh của các cấp, các ngành, các địa phương trong một thời gian dài, trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, tham mưu tổ chức thực hiện, mà giờ đây Bình Định thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối tác và du khách trong và ngoài nước. Trong khoảng 10 năm gần đây, bên cạnh việc phát huy những yếu tố lợi thế truyền thống về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, Bình Định còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng những yếu tố “mềm” như chính sách, cách làm, tinh thần, thái độ nhằm tạo dựng môi trường đầu tư - kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng doanh nghiệp cả trong nước cũng như nước ngoài. Nhờ vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Định từ lần đầu tiên được công bố năm 2005 đến nay luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Qua các hoạt động hợp tác với các đối tác thuộc Chương trình Cải thiện môi trường đầu tư (thuộc Tổ

chức Tài chính Quốc tế - IFC), Dự án Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định đã góp phần đáng kể vào kết quả đáng phấn khởi này.

Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phát huy vai trò là cơ quan đầu não tham mưu tổng hợp cho tỉnh ủy, UBND tỉnh tổng hợp, cân đối các sở ban ngành và huyện, thành phố trong tỉnh. Có những biện pháp điều hành chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

3.1.2. Hạn chế

Về thực hiện nhiệm vụ chính trị: Công tác nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách chưa đầy đủ và kịp thời để có thể phát huy hết tiềm năng và đạt hiệu quả cao trong đầu tư phát triển. Việc kiểm tra, thẩm định quy hoạch, dự án còn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác nắm bắt xử lý các tồn tại ách tắc của cơ sở chưa thường xuyên. Việc triển khai thực hiện công tác thông tin, kiểm tra và hỗ trợ doanh nghiệp sau cấp phép và đăng ký kinh doanh vẫn còn hạn chế.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có lúc còn mang tính phổ biến. Đã tổ chức tốt việc học tập, thảo luận và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết nhưng còn hạn chế.

Nội dung sinh hoạt của các đoàn thể đã được cải tiến nhưng chưa đạt với yêu cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt

3.2. Đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh năm 2011 2011

3.2.1. Thành công đạt được

Trong những năm qua, nền kinh tế Bình Định đã trải qua nhiều nhiều khó khăn và thách thức, nhưng toàn tỉnh đã phấn đấu vượt qua và xây dựng được một tiềm lực kinh tế khá vững vàng. Công tác kế hoạch đã từng bước định hình nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch và các cơ chế, chính sách thích hợp. Công tác kế hoạch đã góp phần đổi mới hệ thống quản lý, nhằm giải phóng sức sản xuất, gắn yêu cầu đổi mới với tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng quan hệ thị trường, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh tế quốc

doanh, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời phát triển các lĩnh vực xã hội, nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường… Qua đó, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã góp phần quan trọng cùng cả tỉnh hoàn thành toàn diện và vượt mức các mục tiêu đề ra như: duy trì tăng trưởng GDP với tốc độ khá cao, tăng sản lượng lương thực, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách và huy động các nguồn lực cho đầu tư, đồng thời đảm bảo quốc phòng - an ninh, hoàn thành tốt các mục tiêu về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, an sinh xã hội và từng bước cải thiện mức sống của nhân dân, vốn tích lũy giữa các vùng có xu hướng ngày càng tăng. Vùng miền núi có mức tích lũy cao nhất đạt 23,8 triệu đồng/hộ, tiếp đến vùng đồng bằng 19,3 triệu đồng/hộ, thấp nhất là vùng trung du chỉ đạt 19,2 triệu đồng/hộ.

Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của tỉnh tăng trưởng liên tục, bình quân thời kỳ 1991-1995 là 8,5%, thời kỳ 1996-2000 là 8,6%, thời kỳ 2001-2005 là 9% và thời kỳ 2006-2010 là 10,9%., tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bịnh Định năm 2011 là 10.3%. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của tỉnh không ngừng được cải thiện. Các công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, viễn thông, hạ tầng Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, thương mại, dịch vụ, hạ tầng đô thị và nông thôn của tỉnh đã và đang được đầu tư, nâng cấp, làm cho bộ mặt cũng như tiềm lực kinh tế của toàn tỉnh thay đổi từng ngày. Thành tựu này có phần đóng góp quan trọng của ngành Kế hoạch và Đầu tư, đã tham mưu cho UBND tỉnh vừa tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương qua bố trí các nguồn vốn hỗ trợ, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư có mục tiêu, các Chương trình mục tiêu quốc gia, phân bổ các nguồn tài trợ, viện trợ của nước ngoài (ODA, NGO) vừa phát huy nội lực, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước, ngoài nước cũng như chủ động huy động ODA và NGO. Có thể kể ra những công trình tiêu biểu như: Cảng Quy Nhơn, đường Quy Nhơn - Sông Cầu, cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, đường ven biển Nhơn Hội - Tam Quan, đường phía Tây tỉnh, hệ thống giao thông nông thôn, đặc biệt là các tuyến đường đến cácxã vùng cao như An Toàn (An Lão), Canh Liên (Vân Canh), công trình hồ Núi Một, hồ Định Bình, đập dâng Vân Phong, thuỷ lợi sông La Tinh, nâng cấp Nhà máy nước Quy Nhơn,

cải tạo lưới điện, dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn, dự án Vệ sinh môi trường Quy Nhơn, hạ tầng Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hoà, Hoà Hội, các trung tâm thương mại, siêu thị như Co-op Mart, Metro, Chợ Lớn Quy Nhơn, các khách sạn, resort lớn như Life Resort, Sài Gòn - Quy Nhơn, HAGL Resort - Quy Nhơn, Hải Âu, Hoàng Yến…

Nguyên nhân của những thành tựu trên là do có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương; những kinh nghiệm và kết quả trong đầu tư phát triển của các nhiệm kỳ trước; sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân, các ngành, các cấp, Mặt trận, đoàn thể trong tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã nêu cao quyết tâm, năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết nội bộ, tạo sự đồng thuận xã hội. Các cấp ủy, chính quyền đã chủ động vận dụng, cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể ở địa phương.

3.2.2. Khuyết điểm, yếu kém

Kinh tế phát triển chưa bền vững; tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm không cao.

Công tác xúc tiến đầu tư, nhất là đầu tư vào khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp có chú trọng nhưng hiệu quả thấp, công tác giải phóng mặt bằng còn chầm trễ.

Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất công nghiệp hiệu quả chưa cao, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do lãi suất ngân hàng cao, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng, thị trường không ổn định...

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa đạt so với kế hoạch. Việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chưa thật sự bền vững. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý tình hình khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường chưa kịp thời, thiếu kiên quyết.

dục chậm đổi mới. Do chưa tính hết những đặc điểm, khó khăn của một số vùng

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình định pot (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w