Về sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình định pot (Trang 25 - 26)

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 7.466 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), bằng 97% kế hoạch nhưng tăng 13,5% so với năm 2010; trong đó, hầu hết các khu vực kinh tế đều tăng trưởng như: Khu vực Doanh nghiệp nhà nước tăng 5,7%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 14,6%; hộ cá thể tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,8% so cùng kỳ. Trong 23 sản phẩm công nghiệp chủ yếu, có 14 sản phẩm sản lượng sản xuất tăng so cùng kỳ, một số sản phẩm tăng khá như: thủy sản ướp đông tăng 32,9%, đường RS tăng 69,1%, dăm gỗ tăng 27,9%, thuốc viên (trừ kháng sinh) tăng 23,2%... Các sản phẩm giảm gồm: bia, tôm đông, thuốc viên kháng sinh, quặng titan…

Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, điều này thể hiện sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn trong điều kiện giảm tăng trưởng tín dụng, thắt chặt chi ngân sách, tập trung kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, trong năm các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã đối mặt với tình hình giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng cao, một số doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng vì nhiều lý do như thiếu vốn, lãi suất ngân hàng cao, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước sụt giảm, thiếu ổn định; một số doanh nghiệp chế biến do không tăng được giá bán nên phải sản xuất cầm chừng để giữ lao động hoặc phải tạm dừng sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề sang lĩnh vực thương mại dịch vụ… Các doanh nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu đang gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu cung cấp hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn và xuất hiện nhiều rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật trong quá trình nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU) và Mỹ. Các doanh nghiệp chế biến đá xuất khẩu thường xuyên phải tìm kiếm thu mua nguyên liệu ngoài tỉnh vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đủ để cung cấp; hiện nay, một số doanh nghiệp đã và đang bố trí, sắp xếp lại lực lượng lao động cho phù hợp với điều kiện

sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất và hạn chế thua lỗ nên đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người lao động.

Tuy gặp khó khăn nhưng trong năm 2011 đã cómột số dự án sản xuất công nghiệp mới được đưa vào hoạt động như: Nhà máysản xuất thức ăn chăn nuôi tại KCN B- KKT Nhơn Hội; Nhà máy chế biến dăm gỗ tại xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn; Nhà máy May Jacket tại Cụm công nghiệp Tam Quan; Nhà máy May veston nam và quần nữ tại khu phức hợp SX-TM-DV Phù Cát; Nhà máysản xuất thuốc tiêm và dịch truyền tại khu vực 8, phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn; Nhà máychế biến nguyên liệu giấy xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Bình Nghi, huyện Tây Sơn; Nhà máy sản xuất keo, dầu bóng, dung môi, hóa chất ngành sơn; nhà máy chế biến đá Granite của công ty Thiên Phú ở KCN Phú Tài, nhà máy chế biến đá Granite của Công ty Minh Hoàng, nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu của Công ty Thành An ở KCN Long Mỹ....góp phần tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình định pot (Trang 25 - 26)