Nhận xét: Hình 3.4 cho thấy việc thay đổi số mức điều chế có ảnh hưởng đáng kể đến BER của hệ thống. Cụ thể là với số mức điều chế M càng thấp thì BER của hệ thống càng được cải thiện.
Ngồi ra, để có cái nhìn tổng qt hơn về mối quan hệ giữa các giá trị mô phỏng và các giá trị lý thuyết, tác giả Lương Văn Thiện và các cộng sự [9] đã có những kết quả so sánh thông qua các trường hợp mô phỏng khác nhau, cụ thể:
Trường hợp 1: Xét hệ thống OFDM-IM có N=4, K=2, M=2
Nhận xét: Hình 3.5 cho thấy xác xuất lỗi kí hiệu SEP (Symbol Error Probability) trung bình của OFDM-IM với N=4, K=2, M=2, sử dụng bộ tách sóng ML và GD. Cấu hình này cũng so sánh lược đồ OFDM-IM với OFDM cổ điển ở cùng tốc độ dữ liệu 1 bps/Hz. Cũng trong Hình 3.5, cả đường cong lý thuyết và đường tiệm cận đều rất chặt chẽ đối với kết quả mô phỏng trong một loạt các SNR. Điều rõ ràng nhất chúng ta có thể thấy, hệ thống OFDM-IM sử dụng bộ tách sóng ML cho kết quả SEP trung bình tốt hơn đáng kể so với OFDM sử dụng bộ tách sóng GD và OFDM cổ điển.
Trường hợp 2: Hệ thống OFDM-IM sử dụng ML với N=4, K=2 và M={2, 4, 8,
16}.
Hình 3.6: Ảnh hưởng của M trong IEP trung bình của OFDM-IM sử dụng ML [9]
Nhận xét: Hình 3.6 minh họa tác động của số mức điều chế PSK lên IEP trung bình của OFDM-IM sử dụng ML. Hình 3.6 cũng cho thấy rằng, số mức điểu chế M có ảnh hưởng khơng đáng kể đến hiệu suất IEP.
Trường hợp 3: Hệ thống OFDM-IM sử dụng cả tách sóng ML và GD khi N=4,
Hình 3.7: Ảnh hưởng của K lên SEP trung bình của OFDM-IM sử dụng cả ML và GD
[9]
Nhận xét: Hình 3.7 mơ tả các kết quả của SEP khi OFDM-IM sử dụng ML và GD tại các giá trị K khác nhau. Chúng ta có thể thấy OFDM-IM với N=4, M=2 cung cấp sự khác biêt của mức tăng SNR 6.5dB khi tăng K từ 1 tới 3. Tuy nhiên K lớn hơn cung cấp dữ liệu cao hơn. Ngồi ra, trong Hình 3.7 cho thấy rằng so với OFDM, mức tăng SNR của OFDM-IM khi K=1 với ML đạt được khoảng 8 dB khi SEP bằng 10−3
Trường hợp 4: Hệ thống OFDM-IM với ML và GD khi N=2, K=1 và M={2, 8,
16}