Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG GIA LỘC, THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH T Y NINH (Trang 44 - 46)

- Phương pháp thực hiện: Sử dụng công thức Euler để dự báo dân số làm cơ sở

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần CTRSH tại các nguồn phát sinh khác nhau nên thành phần CTRSH cũng khác nhau, mang đặc trưng của nguồn phát sinh.

Bảng 4. 3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

STT Nguồn gốc phát sinh CTRSH Thành phần CTR

1 Từ hộ dân ( hộ gia đình, khu dân cư…)

Thành phần chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilong, kim loại, thủy tinh… Ngồi ra cịn một số chất thải chứa thành

phần độc hại như pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang.

2 Các nhà trọ Thành phần phát sinh chủ yếu là rác thải hữu cơ như rau, củ, quả thừa, hỏng. 3 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh Thành phần chủ yếu là giấy, hộp xốp, lá

cây, thực phẩm thừa.

4 Cơ quan, trường học Thành phần phát sinh chủ yếu là giấy, carton, bìa kiếng, lá cây.

5

Đường phố: Từ người dân đi đường và những hộ dân sống hai bên đường

vứt rác bừa bãi.

Thành phần chủ yếu là lá cây, giấy vụn, bao gói nilong, xác động vật, ngồi ra

cịn có một lượng gạch, đất do vận chuyển hay sửa chửa nhà cửa.

(Nguồn: Sinh viên khảo sát tổng hợp)

Theo kết quả điều tra được từ phiếu khảo sát từ các hộ gia đình thì tỷ lệ chất hữu cơ phân hủy sinh học trong thành phần CTRSH rất cao và thay đổi theo các năm. Dưới đây là kết quả thể hiện sự lựa chọn của người dân về thành phần CTRSH tại địa điểm nghiên cứu:

Bảng 4. 4: Kết quả lựa chọn thành phần CTRSH của các hộ dân khảo sát Thành phần CTRSH

Tỷ lệ (%) lựa chọn thuộc tuyến thu

gom

Tỷ lệ (%) lựa chọn không thuộc tuyến

thu gom

Rác thải hữu cơ 95% (63/67 phiếu) 92% (64/69 phiếu)

Túi nilon, chai nhựa, vỏ hộp

cơm 92% (61/67 phiếu) 90% (62/69 phiếu)

Giấy bìa carton 17% (11/67 phiếu) 14% (10/69 phiếu)

Lon nhôm, chai thuỷ tinh 11% (7/67 phiếu) 9% (6/69 phiếu)

Tỷ lệ % sự lựa chọn thành phần CTRSH của người dân phường Gia Lộc, Trảng Bàng

Nhận xét:

Với 67 hộ dân thuộc tuyến thu gom được phỏng vấn lựa chọn thành phần chủ yếu CTRSH là rác hữu cơ (chiếm 95%), túi nilon, chai nhựa, vỏ hộp cơm (chiếm 92%). Bên cạnh đó, giấy, bìa carton (chiếm 17%) và lon nhôm, chai thủy tinh (chiếm 11%). Một số thành phần khác như pin, bình ắc quy, bóng đèn, bao bì thuốc trừ sâu, giẻ lau dầu nhớt… (chiếm 6%) do các ngành nghề đặc trưng sử dụng.

Với 69 hộ dân không thuộc tuyến thu gom được phỏng vấn lựa chọn thành phần chủ yếu CTRSH là rác hữu cơ (chiếm 92%), túi nilon, chai nhưa, vỏ hộp cơm (chiếm 90%). Bên cạnh đó, giấy, bìa carton (chiếm 14%) và lon nhơm, chai thủy tinh (chiếm 9%). Một số thành phần khác như pin, bình ắc quy, bóng đèn, bao bì thuốc trừ sâu, giẻ

lau dầu nhớt… (chiếm 8%) do các ngành nghề đặc trưng sử dụng.

Việc tỉ lệ sử dụng túi nilon, chai nhựa, vỏ hộp cơm còn rất cao chủ yếu do sự tiện lợi và dễ sử dụng làm cho người dân hệ lụy, gây ra khó khăn cho cơng tác xử lý và ô nhiễm môi trường là rất lớn.

Gia tăng dân số và phát triển kinh tế tại khu vực khiến cho việc mua bán và tiêu thụ thức ăn ngày càng cao dẫn đến lượng rác thải hữu cơ tăng, tuy nhiên việc nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, làm phân xanh… giúp cho lượng rác hữu cơ giảm đáng kể ở khu vực nông thôn đặc biệt ở khu vực không thuộc tuyến thu gom.

Việc bán phế liệu và tái sử dụng giấy, bìa carton, lon nhơm, chai thủy tinh và vật thể làm bằng kim loại mang lại thu nhập và lợi ích cho người dân nên chiếm tỷ lệ ở mức thấp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG GIA LỘC, THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH T Y NINH (Trang 44 - 46)