.2 Bảng các nhân tố của sự thỏa mãn công việc và các chỉ số cấu thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của kỹ sư xây dựng ở TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 38)

Nhân tố Chỉ số cấu thành

Lương Thu nhập Thưởng

Trợ cấp

Sự công bằng trong phân phối thu nhập Sự hỗ trợ thu nhập thêm

Tạo điều kiện để nhân viên học tập thêm, nâng cao kiến thức

Đào tạo thăng tiến Đào tạo cho nhân viên kỹ năng cấn thiết trong công việc

Cơ hội thăng tiến cho người có năng lực Cơ hội tiếp cận công nghệ mới

Giao tiếp với cấp trên

Sự hỗ trợ động viên của cấp trên Sự quan tâm của cấp trên

Cấp trên Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của nhân viên Cấp trên bảo vệ nhân viên trước người khác Năng lực của cấp trên

Sự hỗ trợ của đồng nghiệp

Đồng nghiệp Sự thân thiện hòa đồng của đồng nghiệp Sự tân tâm trong công việc của đồng nghiệp Đồng nghiệp đáng tin cậy

Đồng nghiệp có năng lực, kinh nghiệm

Hiểu rõ công việc

Đặc điểm công việc Tầm quan trọng của công việc Quyền quyết định trong công việc Sự phản hồi và góp ý của cấp trên Cơng việc phù hợp với năng lực Công việc phù hợp với sở thích

Thời gian làm việc Giờ làm thêm

Điều kiện làm việc Phương tiện máy móc thiết bị cho công việc đầy đủ Nơi làm việc an toàn, thoải mái

Thời gian đi lại từ nhà đến cơ quan Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Nghỉ phép, nghỉ bệnh

Phúc lợi công ty Du lịch, nghỉ dưỡng Sự hỗ trợ của cơng địan Sự đảm bảo của cơng việc Phúc lợi khác

Tóm tắt chương 1

Từ các lý thuyết về sự thỏa mãn công việc, các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn cơng việc, mơ hình hồi qui tuyến tính ban đầu đã được thiết lập với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc của kỹ sư xây dựng ở TP.HCM. Bảy biến độc lập lần lượt là sự

thỏa mãn đối với thu nhập, sự thỏa mãn đối với đào tạo thăng tiến, sự thỏa mãn đối với cấp trên, sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp, sự thỏa mãn đối với đặc điểm công việc, sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc và sự thỏa mãn đối với phúc lợi công ty. Từ các định nghĩa về các nhân tố của sự thỏa mãn công việc cùng với các nghiên cứu liên

quan, 38 chỉ số (khía cạnh/ biến quan sát) đã được chọn đo lường sự thỏa mãn ở từng

CHƯƠNG 2 - NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ XÂY DỰNG Ở TPHCM

Ở TP.HCM hiện nay có khá nhiều trường đào tạo kỹ sư ngành xây dựng. Trường Đại

học Kiến trúc TPHCM mỗi năm đào tạo ra trường khoảng 1000 kỹ sư xây dựng trên các hệ giảng dạy. Trường Đại học Bách khoa TPHCM cho ra trương khoảng 500 kỹ

sư. Các trường khác như Đại học Văn Lang, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Giao

thông Vận tải, Đại học Quốc gia, Đại học Hồng Bàng, Đại học Công nghiệp,… và các chương trình liên thơng cũng có đào tạo và cung cấp kỹ sư ngành xây dựng. Ước tính mỗi năm có khoảng 7.000 kỹ sư xây dựng mới ra trường bổ sung nguồn nhân lực cho cho ngành xây dựng. Trong đó, một số lượng tương đối ở lại làm việc tại TPHCM nơi ln có những cơng trình lớn, những công ty lớn, những công nghệ mới thu hút các kỹ sư. Tạm tính tỷ lệ ở lại làm việc tại TPHCM là khoảng 10% và các kỹ sư mới đến làm việc tại TPHCM bù cho các kỹ sư rời khỏi TPHCM, mỗi kỹ sư làm việc trong ngành

khoảng 30 năm thì có 7.000 x 10% x 30 = 21.000 kỹ sư xây dựng đang làm việc tại

TPHCM. Theo thống kê của VNPT, đơn vị đang chiếm khoảng 93% thị phần điện thoại

cố định với 82.201.672 máy tính đến thời điểm tháng 8 năm 2010, thì tại TPHCM có

khoảng 6727 doanh nghiệp hoạt động liên quan đến ngành xây dựng chưa kể các ban ngành, đoàn thể, cơ quan nhà nước,… . Các doanh nghiệp này có qui mơ lớn nhỏ khác nhau, tạm tính mỗi đơn vị sử dụng 3 kỹ sư xây dựng thì cũng có khoảng 20.000 kỹ sư xây dựng đang làm việc tại TPHCM. Những thống kê sơ bộ này nói lên qui mơ của tổng

thể cần nghiên cứu. Nó thể hiện một lực lượng khá đơng đảo các kỹ sư đang tham gia

vào quá trình xây dựng TPHCM trong tất cả các công đoạn từ lập dự án, khảo sát thiết kế đến thi cơng hồn thiện cơng trình đưa vào sử dụng.

Các kỹ sư xây dựng thường làm các cơng việc chính như thiết kế cơng trình, giám sát chất lượng cơng trình, phụ trách kỹ thuật tổ chức thi cơng cơng trình, tư vấn đầu tư quản lý dự án. Ngồi ra cịn có một số cơng việc khác như chuyên viên lập dự án, dự

toán đấu thầu, chuyên viên an toàn lao động, quản lý hành chính liên quan đến xây

cịn lại là ở văn phòng, đơn vị thiết kế hoặc đi lại giữa văn phịng và cơng trình (như

giám sát thiết kế, quản lý dự án,…).

Những năm gần đây, việc xây dựng tại TPHCM đang diễn ra ở khắp thành phố, rất

nhiều khu qui hoạch dân cư mới, các cơng trình mới đang đươc tiến hành xây dựng,

các cơng trình sửa chữa cải tạo và nâng cấp tiến hành đồng loạt – cả TPHCM thực sự như một đại cơng trường. Việc này địi hỏi một lượng lớn kỹ sư thiết kế, giám sát, thi công, quản lý dự án – đây chính là những đối tượng nghiên cứu chính của đề tài trong bối cảnh nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tham gia lĩnh vực xây dựng với tính cạnh tranh ngày càng gắt gao.

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Phần thiết kế nghiên cứu này trình bày việc lựa chọn thang đo, độ tin cậy và phù hợp

của thang do được chọn, việc chọn mẫu tiến hành như thế nào, phương cách, trình tự thu thập thông tin và việc xử lý thông tin thu thập được.

Từ chương trước, việc xác định mơ hình nghiên cứu cung các biến quan sát đã được

thực hiện, bước này ta chọn thang đo để đo lường cho các biến đó. Trong luận văn này, thang đo Likert năm mức độ được sử dụng làm thang đo chính.

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất được tiến hành để thu thập mẫu với số lượng

khoảng 200 đến 300 ý kiến trả lời.

Việc thu thập các ý kiến và thông tin thông qua bảng câu hỏi. Các bảng câu hỏi này

được thiết kế cho việc trả lời được thuận tiện và cũng dễ tập hợp thành dữ liệu để xử lý.

Sau đó các bảng câu hỏi sẽ được người đi thu thập thông tin gửi trực tiếp đến người trả lời và thu về. Thông tin thu được sẽ sơ bộ xử lý thành bộ dữ liệu đầu vào, sau khi dùng các công cụ thông kê sẽ cho ta các bảng dữ liệu. Từ các bảng dữ liệu này việc diễn giải sẽ thể hiện các vấn đề muốn đề cập của nghiên cứu.

2.1.1. Thang đo

Luận văn trình bày nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của kỹ sư xây dựng làm việc tại Tp.HCM, vấn đề này là sự cảm nhận nội tại của mỗi cá nhân, hài lịng hay khơng hài lòng với các vần đề liên quan trực tiếp tới công việc mình đang làm như lương bổng, vị trí, cấp trên, đồng nghiệp,… và thường thể hiện dưới dạng định tính. Để hỏi một người

về sự thỏa mãn cơng việc của họ co nhiều cách hỏi. Ta có thể đặt một câu hỏi mở để người trả lời tùy ý trả lời theo cách riêng của họ, cách này sẽ tạo cho ta một bất tiện là khó tổng hợp các ý kiến theo một khung nhất định để có thể so sánh đánh giá. Cách

khác là ta đặt cho họ những câu hỏi đóng, có những câu trả lời định sẵn về mức độ thái

độ của họ đối với vấn đề được hỏi, điều này giúp dễ dàng cho việc tổng hợp các số liệu

hơn đồng thời cũng chuyển đổi các câu trả lời mang tính định tính sang “có dạng” định lượng, giúp phần cho việc so sánh đánh giá thuận lợi và rõ ràng hơn.

Từ những phân tích trên, ta nhận thấy lựa chọn thang đo Likert là phù hợp vì nó cũng sẽ giúp xác định mức độ thỏa mãn công việc của các kỹ sư. Đồng thời, việc chọn mức độ của thang đo sẽ là năm mức độ vì nó phù hợp với qui mơ, tính chất của đề tài hơn. Vì là thang đo khoảng, thang đo Likert sẽ thuận lợi cho việc phân tích định lượng, tính tốn giá trị trung bình tổng thế để so sánh, xác định các mối quan hệ và lập hàm hồi qui cho mơ hình. Ngồi những lý do trên, một lý do quan trọng nữa mang tính kinh nghiệm thực tiễn đó là khi làm những nghiên cứu đề tài về sự thoả mãn, các chuyên gia hầu hết

đã dùng thang đo Likert. Thang đo mức độ thỏa mãn với các thành phần của công việc

nổi tiếng nhất trên thế giới là Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith (1969). Giá trị và

độ tin cậy của JDI được đánh giá rất cao trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết (Price Mayer

and Schoorman 1992-1997). Smith (1969) cho rằng có 5 yếu tố tác động đến sự thỏa

mãn công việc bao gồm: thỏa mãn với công việc, thỏa mãn với sự giám sát, thỏa mãn với tiền lương, thỏa mãn với cơ hội thăng tiến và thỏa mãn với đồng nghiệp. Khi

Kendall, Hullin tiến hành đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động tại Mỹ

cũng đã sử dụng thang đo Likert cho những nhân tố: bản chất của công việc, tiền lương, sự thăng tiến, đồng nghiệp và sự giám sát. Các nhân tố trong luận văn này bao gồm thu nhập, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi công ty; số lượng các nhân tố cần đo đã bao gồm và có nhiều hơn đồng thời có xu hướng phù hợp với những vấn đề mà người lao động Việt Nam hay quan tâm hơn.

Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được sử dụng bên cạnh đó kết hợp thêm việc kiểm tra tính đơn nhất thơng qua hệ số KMO trong phân tích nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của kỹ sư xây dựng ở TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)