Giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và thành quả của doanh nghiệp (Trang 32 - 34)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Giả thiết nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu tìm kiếm mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và thành quả của doanh nghiệp , kết hợp cùng các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và thành quả doanh nghiệp của một số tác giả như Zeitun và Tian (2007) , Schiantarelli va Sembenelli (1999), Narendar V.Rao cùng cộng sự (2007)… nên giả thiết 1 được đưa ra như sau:

H1: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng lên thành quả của chúng

Nợ ngắn hạn được cho là ảnh hưởng trái chiều lên thành quả doanh nghiệp vì nợ ngắn hạn đưa đến cho doanh nghiệp rủi ro tái tài trợ. Tỷ lệ nợ đáo hạn bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài dạn được kỳ vọng sẽ tác động lớn lên thành quả doanh nghiệp bởi vì chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó giả thiết 2 phát biểu rằng:

H2: Nợ ngắn hạn cắt giảm thành quả doanh nghiệp

Theo Zeitun và Tian (2007) và một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, những doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao được kỳ vọng sẽ có tỷ lệ hiệu quả hoạt động cao bởi vì doanh nghiệp tăng trưởng thì có khả năng tạo được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư. Do đó, cơ hội tăng trưởng được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều lên thành quả của doanh nghiệp. Trong đó, cơ hội tăng trưởng được đo bằng tăng trưởng của doanh thu. Giả thuyết 3 được phát biểu như sau:

Quy mô của doanh nghiệp được đo bằng log của tổng tài sản (Size1) và log của doanh thu (Size2). Quy mơ của doanh nghiệp được giả thiết là có mối tương quan cùng chiều đến thành quả của doanh nghiệp bởi vì chi phí phá sản tỷ lệ nghịch với quy mô. Bởi vậy, quy mô của doanh nghiệp được kỳ vọng là có mối tương quan thuận và ảnh hưởng lớn lên thành quả doanh nghiệp. Gleason và các cộng sự (2000) đã chứng minh được rằng quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể lên thành quả doanh nghiệp được đo lường bằng ROA. Thêm nữa, nghiên cứu “Effective Derivative Hedging and IPO Long-Run Performance “ của Ming-Hua Liu và Hoa Nguyên đã chứng minh quy mơ doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả của việc phịng ngừa rủi ro. Và qua đó, khi doanh nghiệp phịng ngừa rủi ro hiệu quả thì quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến thành quả dài hạn. Ngược lại, một số nhà nghiên cứu khác như Mudambi và Nicosia (1998), và Tzelepis và Skuras (2004) đã phát hiện sự ảnh hưởng không đáng kể của quy mô doanh nghiệp lên thành quả của chúng. Dựa trên những thảo luận trên, Giả thuyết 4 được phát biểu như sau:

H4: Quy mô doanh nghiệp được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực lên thành quả doanh nghiệp.

Các ngành công nghiệp khác nhau có hoạt động đặc thù khác nhau và do đó giả thuyết H5 dự đoán sự khác nhau trong cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến thành quả của doanh nghiệp.

H5: Lĩnh vực hoạt động ảnh hưởng lên thành quả của doanh nghiệp

Để kiểm sốt sự thay đổi các yếu tố mơi trường kinh tế, chính sách, ngoại tác từ bên ngoài…Giả định rằng theo thời gian sẽ ảnh hưởng lên cấu trúc vốn từ sự thay đổi các yếu tố trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và thành quả của doanh nghiệp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)