Những Hiệp định tương trợ tư pháp, Công ước về nhận nuôi con

Một phần của tài liệu Pháp luật nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực tiễn tại tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 36)

6. Bố cục của đề tài:

1.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ ni con ni có yếu tố nước

1.3.6. Những Hiệp định tương trợ tư pháp, Công ước về nhận nuôi con

ni có yếu tố nước ngồi.

1.3.6.1. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam – Hoa kỳ (2005).

Việt Nam đã ký kết và tham gia các Công ước, Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có Hiệp định hợp tác ni con ni giữa Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2005).

Với: “Nhận thức rằng, để bảo đảm sự phát triển hài hịa nhân cách của

mình, trẻ em cần được lớn lên trong mơi trường yêu thương, hạnh phúc của gia đình;

Nhận thức rằng, các Bên cam kết trên cơ sở ưu tiên áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc trong mơi trường gia đình ruột thịt;

Nhận thức rằng, việc ni con nuôi quốc tế là biện pháp phù hợp nhằm đem lại một mơi trường gia đình ổn định cho trẻ em trong trường hợp khơng tìm được gia đình thích hợp cho trẻ em đó ngay tại nước gốc của mình.

Mong muốn khẳng định rằng, công dân của Bên này nhận trẻ em là công dân của bên ký kết kia làm con nuôi, được tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị và nguyên tắc cơ bản của mỗi bên phù hợp với Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế ngày 29 tháng 5 năm 1993 (sau đây gọi tắt là Công ước Lahay 1993 về nuôi con nuôi ), đặc biệt là những điều khoản về việc bảo vệ lợi ích cho trẻ em một cách tốt nhất và tôn trọng những quyền cơ bản của trẻ em, nhằm ngăn chặn việc bắt cóc, bn bán trẻ em và thu lợi bất hợp pháp từ q trình nhận ni con ni, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi và mẹ đẻ”.

Đây là những mong muốn đầu tiên của hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ khi tham gia hiệp định này.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất những trọng tâm trên đây và thỏa thuận đưa ra những quy định cụ thể để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa hai nước.

Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2005 đã tạo nên những thỏa thuận song phương mang lại những thuận lợi nhất định cho cả hai quốc gia, trích dẫn lời của Ơng Vũ Đức Long - Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế phát biểu chiều ngày 15 tháng 6 năm 2005 tại Hà Nội. “Hiệp

định này tạo cơ sở pháp lý cho việc công dân Hoa Kỳ và người định cư tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Hiệp định tạo điều kiện cho những trẻ em bất hạnh bị bỏ rơi, mồ cơi, có hồn cảnh éo le mà khơng thể tìm được mái ấm tại Việt Nam có thể làm con ni tại Hoa Kỳ, nhiều gia đình Hoa Kỳ khơng có con có thể xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Hiệp định này cũng tạo hành lang pháp lý cho việc cho và nhận con nuôi, tạo cơ chế hỗ trợ có kiểm sốt chặt chẽ thơng qua hoạt động của tổ chức con ni Hoa Kỳ cho quy trình nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, tăng cường kiểm tra, giám sát từ phía Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm đảm bảo giải quyết vấn đề nuôi con ni hồn tồn vì mục đích nhân đạo”(Lời của Ơng Vũ Đức Long - Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế phát biểu chiều ngày 15 tháng 6 năm 2005 tại Hà Nội).

Hoa Kỳ và Việt Nam đã chọn các văn bản sau đây được áp dụng trong khi thực hiện Hiệp định này:

1. Công ước Viên về quan hệ lãnh sự ký tại Viên ngày 02 tháng 4 năm 1963;

2. Bộ luật Dân sự năm 1995 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Quốc tịch năm 1998 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 – các quy định về nuôi con nuôi và Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hiệp định này đã hết hiệu lực).

4. Bộ luật Quốc tịch và Nhập cư của Hoa kỳ ngày 27 tháng 6 năm 1952 (đã được sửa đổi);

5. Luật Công của Hoa Kỳ số 106-279 ngày 06 tháng 10 năm 2000 - Đạo luật về nuôi con nuôi quốc tế năm 2000

6. Luật Công của Hoa Kỳ số 106-295 ngày 30 tháng 10 năm 2000 - Đạo luật về quốc tịch trẻ em năm 2000.

Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Hoa Kỳ là hiệp định song phương duy nhất mà Hoa Kỳ ký với nước ngồi về hợp tác ni con nuôi quốc tế. Sau việc ký kết nhiều hiệp định trong lĩnh vực thương mại, văn hoá,

khoa học, kỹ thuật…, Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi đã tạo hành lang pháp lý quốc tế thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực hợp tác nhân đạo. Từ khi Hiệp định có hiệu lực đến hết tháng 7/2008 đã có 1700 trẻ em có hồn cảnh khó khăn của Việt Nam đã tìm được mái ấm trong các gia đình Hoa Kỳ.

Tuy thời gian hợp tác không dài, nhưng việc triển khai thực hiện Hiệp định đã đem đến nhiều tác động tích cực và những bài học bổ ích để Việt Nam có thể phát triển hơn nữa lĩnh vực hợp tác này với Hoa Kỳ cũng như với các nước khác khi nước ta gia nhập Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế.

1.3.6.2. Công ước Lahay.

Vấn đề quyền trẻ em được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người và khắc phục hậu quả của chiến tranh. Đặt ra yêu cầu cấp thiết là xây dựng một khung pháp lý điều chỉnh quan hệ nhận nuôi con nuôi giữa các quốc gia với nhau nhằm mang lại hiệu quả thay thế môi trường sống và chăm sóc giáo dục cho trẻ em.

Nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về nuôi con nuôi được xây dựng như Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20 tháng 11 năm 1989, Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, Chỉ dẫn đặc biệt về việc bảo trợ, nuôi con ni trong nước và nước ngồi (Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 41/86 ngày 03/12/1986).

Năm 1965, Ủy Ban công ước Lahay tiến hành thảo luận với một số quốc gia quy định về thẩm quyền, luật áp dụng và việc công nhận các văn bản pháp luật liên quan đến nuôi con nuôi. Công ước Lahay là Công ước đầu tiên trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước của Liên hợp quốc.

Sau thời gian thông qua, Công ước Lahay năm 1965 đã cho thấy những điểm bất cập và chưa thực sự hiệu quả do đó u cầu đặt ra là hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế tiếp tục được coi là vấn đề cấp bách và cần được giải quyết.

Sau 05 năm nỗ lực đàm phán, Công ước mới được soạn thảo với sự nỗ lực của các quốc gia, dưới sự giám sát của Ủy ban đặc biệt của Viện Tư pháp

quốc tế Lahay về cấp dưỡng nuôi con và cấp dưỡng gia đình. Tại kỳ họp thứ 17, Công ước Lahay về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi đã được thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/05/1995.

Đối với Việt Nam việc gia nhập Công ước Lahay về lĩnh vực Nuôi con nuôi năm 1993 và ban hành Luật Nuôi con ni 2010 có ý nghĩa rất quan trọng :

Một là, Đưa Việt Nam hội nhập vào một thiết chế pháp lý lớn nhất trong

lĩnh vực Tư pháp quốc tế.

Hai là, thống nhất các quy định về nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi quốc tế trong một văn bản quốc gia có giá trị pháp lý cao nhất là luật về Nuôi con nuôi.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Pháp luật nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực tiễn tại tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)