Một số kiên nghị, giải pháp hoàn thiện:

Một phần của tài liệu Pháp luật nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực tiễn tại tỉnh lâm đồng (Trang 44 - 49)

6. Bố cục của đề tài:

2.3. Một số kiên nghị, giải pháp hoàn thiện:

2.3.1. Đề xuất, kiến nghị:

Việc cho và nhận nuôi con nuôi thể hiện tính nhân đạo, đảm bảo cho người được nhận làm con ni được chăm sóc, giáo dục trong mơi trường gia đình. Qua triển khai Luật Nuôi con nuôi cho thấy, tại địa phương trường hợp đăng ký nuôi con nuôi được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền là rất ít. Nguyên nhân xuất phát từ những quy định, vì vậy kiến nghị:

- Sửa đổi các thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo hướng đơn giản hơn, giảm hoặc miễn lệ phí đăng ký ni con trong nước, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc kinh tế khó khăn, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người có nhu cầu đăng ký ni con nuôi.

- Bộ Tư pháp nghiên cứu kỹ và ban hành các Thông tư hướng dẫn cách ghi chép trong các giấy tờ hộ tịch cũng như biểu mẫu hộ tịch và các Thông tư hướng dẫn công tác thống kê trong ngành Tư pháp. Tránh việc sửa đổi, bổ sung nhiều lần dẫn đến việc địa phương không cập nhật kịp thời hoặc các phần mềm hộ tịch cần phải sửa đổi cho phù hợp rất mất thời gian và tốn kém chi phí (địa phương phải đợi nhà cung cấp phần mềm chỉnh sửa…) trong khi cán bộ hộ tịch ở cơ sở phải đảm đương rất nhiều đầu việc, dẫn đến công tác thống kê không đạt chất lượng, hiệu quả.

2.3.2. Giải pháp:

Khi giải quyết việc ni con ni có yếu tố nước ngồi trong tỉnh, cần tơn trọng quyền trẻ em được sống trong mơi trường gia đình gốc.

Gia đình mà trẻ em sinh ra, đó là gia đình gốc, gia đình gồm những người có quan hệ huyết thống với nhau. Gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em, môi trường gia đình là mơi trường tự nhiên thích hợp nhất trong việc mang lại hạnh phúc, sự phát triển đầy đủ và hài hòa của trẻ em, bảo vệ hiện hữu và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Tất cả những tình cảm tốt đẹp đó sẽ là tác động tích cực đến sự trưởng thành về tình cảm, trí tuệ và thể chất của trẻ em, giúp các trẻ em trở thành con người biết u thương, chăm sóc, giúp đỡ và cảm thơng với những người khác trong xã hội. Chính vì vậy, “ưu tiên hàng đầu đối với trẻ em là phải được cha mẹ đẻ chăm sóc”. Khi vì lý do nào đó đặc biệt mà trẻ em khơng sống chung với cha mẹ và gia đình gốc thì mới tìm cho các em gia đình thay thế thông qua việc được người khác nhận làm con nuôi.

Việc ni con ni có yếu tố nước ngồi trên địa bàn phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con ni và người nhận con ni, tự nguyện, bình đẳng, khơng phân biệt nam nữ, khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Khi giải quyết việc xác lập quan hệ ni dưỡng, lợi ích của trẻ em được nhận làm con ni là lợi ích then chốt và ln ở vị trí hàng đầu trong các lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Trong quan hệ nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi và

con nuôi đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con với nhau. Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không phân biệt người nhận ni trên cơ sở giới tính, tình trạng hơn nhân.

Tương tự như vậy, các trẻ em khi đáp ứng điều kiện của người được nhận làm con ni thì các em đều bình đẳng với nhau ở khả năng được người khác nhận làm con nuôi của trẻ em không bị giới hạn bởi các yếu tố như giới tính, dân tộc, sức khỏe, khả năng trí tuệ….

Việc ni con nuôi được thiết lập và thực hiện trong mọi trường hợp không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Hồn chỉnh về pháp luật nhận ni con ni có yếu tố nước ngồi tại địa phương.

Nâng cao chất lượng quản lý và vai trị của cơ quan quản lý việc nhận ni con ni có yếu tố nước ngồi tại tỉnh Quảng Trị.

Cấp giấy phép hoạt động của các tổ chức nước ngoài tại địa phương. Việc cấp giấy phép hoạt động này phải thỏa mãn các điều kiện cấp phép của Cục nuôi con nuôi Việt Nam.

Vận động nguồn quỹ hỗ trợ từ tổ chức cá nhân nhằm nỗ lực giúp đỡ cho trẻ em được có mái ấm, gia đình của mình.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể nói rằng giải quyết vấn đề ni con nuôi đã được điều chỉnh bằng một văn bản pháp luật riêng biệt – Luật nuôi con nuôi và các văn bản khác có liên quan. Điều đó cho thấy, giải quyết vấn đề nuôi con nuôi là một vấn đề phức tạp, nhưng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, chi phối mạnh mẽ đến quyền, lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi. Việc giải quyết vấn đề nuôi con ni đã góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thể hiện bản chất của Nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, qua đó củng cố lịng tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nước.

Việc thi hành Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần giúp nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế ở trong và ngồi nước, được chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục tốt trong mơi trường gia đình. Đồng thời, góp phần giúp nhiều người, đặc biệt là phụ nữ đơn thân hoặc các cặp vợ chồng hiếm muộn được thực hiện quyền làm cha mẹ. Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành thực sự là chiếc cầu nhân ái, là sợi dây tình cảm sâu đậm và chất chứa đầy tình u thương cho những trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn có được hạnh phúc mái ấm gia đình.

Tuy nhiên chúng ta có thể thấy, mặc dù đã có sự phát triển đáng kể, song pháp luật nuôi con nuôi ở nước ta vẫn tồn tại những bất cập nhất định. Nhiều quy định chưa giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nuôi con ni. Chính vì vậy, việc hồn thiện pháp luật nuôi con nuôi phải thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và thống nhất. Phải xem xét các khía cạnh của quan hệ ni con ni một cách tổng thể, trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để có cơ sở xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp, có tính khả thi. Từ đó sâu sát hơn cho việc đưa pháp luật vào thực tiễn một cách cặn kẽ và tối ưu nhất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân luôn được đưa lên hàng đầu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật:

1. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014; NXB Chính trị Quốc gia; 2. Luật Ni con ni 2010; NXB Chính trị Quốc gia;

3. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều kiện của Luật Nuôi con nuôi.

4. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch;

5. Nghị định 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hơn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

6. Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật Nuôi con nuôi;

7. Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định lệ phí đăng ký ni con ni lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức Ni con ni có yếu tố nước ngồi; 8. Thông tư 08/2006/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định về nhận ni con ni có yếu tố nước ngồi.

9. Luật Tư pháp quốc tế của Đức sửa đổi ngày 25/07/1896; 10. Luật Tư pháp quốc tế của Ba Lan năm 1964.

11. Luật Tư pháp quốc tế của Cộng hòa Séc năm 1964.

Tài liệu khác:

12. Giáo trình Tư pháp quốc tế Đại học Luật Hà Nội; NXB Công an Nhân dân 2017.

13. Giáo trình Tư pháp quốc tế Đại học Luật TP Hồ Chí Minh; NXB Hồng Đức 2016.

14. Giáo trình Tư pháp quốc tế TS Lê Thị Nam Giang; NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

15. “Chế định ni con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ tư pháp năm 1998;

16. Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nuớc ngồi ” đăng trên tạp

chí nghiên cứu lập pháp trước và sau khi công bố pháp lệnh Hơn nhân gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài.

17. “Chế định Nuôi con nuôi trong luật Hôn nhân và gia đình năm

2000” của Thạc sĩ Ngơ Thị Hường đăng trên tạp chí luật học số 3/2001;

18. “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” của thạc sĩ Nguyễn Phương Lan đăng trên tạp chí luật học số 3 năm 2004;

19. “Pháp luật về ni con ni có yếu tố nước ngoài của Việt Nam

trong mối tương quan với công ước Lahay” của tác giả Vũ Kim Dung Đại

học quốc gia Hà Nội 2013;

20. “Pháp luật ni con ni có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam trong

tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài” tác giả Lê Thị Hiền, Đại học

quốc gia Hà Nội,2012 ;

21. “Hoàn thiện pháp luật về ni con ni có yếu tố nước ngồi trước

yêu cầu gia nhập công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước” tác giả Vũ Đức Long, đề tài khoa học cấp

bộ, Hà Nội 2005. Website: 22. http://thuvienphapluat.vn/ 23. http://tailieu.vn/ 24. http://123.doc.org/ 25. https://www.lawyerspoland.eu/civil-law-in-poland 26. https://www.hg.org/article.asp?id=21077 27. https://www.britannica.com/topic/German-Civil-Code

Một phần của tài liệu Pháp luật nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực tiễn tại tỉnh lâm đồng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)