Khái quát chung về Sở tư pháp tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp, thực tiễn tại tỉnh bình phước (Trang 25 - 29)

6. Bố cục của chuyên đề tốt nghiệp

2.1. Khái quát chung về thành phố Đồng Xồi tỉnh Bình Phước

2.1.3. Khái quát chung về Sở tư pháp tỉnh Bình Phước

2.1.3.1. Khái quát chung

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước được thành lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh: Bình Dương và Bình Phước.

Ngày 06/01/1997, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số

56/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước (viết tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Từ ngày thành lập đến nay, do yêu cầu hoàn thiện thể chế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định mới cho ngành Tư pháp. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp đúng quy định của pháp luật, như: Quyết định số 70/1999/QĐ-UB ngày 14/4/1999 V/v ban hành : Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước, Quyết định số 96/2005/QĐ-UBND ngày 23/8/2005 V/v ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước.

Đặc biệt vào ngày 14/7/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước, Quyết định này thay thế Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND, có hiệu lực từ ngày 24/7/2015

(Toàn văn Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND vê việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư Pháp tỉnh Bình Phước)

Để triển khai và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 19/2015/QĐ- UBND của UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-STP ngày 14/8/2015, Quyết định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (nội dung Quyết định số 101/QĐ-STP) và Quyết định số 127/QĐ-STP ngày 02/11/2015 ban hành Quy chế làm việc của Sở Tư pháp (nội dung Quyết định số 127/QĐ-STP).

Sở Tư pháp thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quản lý, công tác thi

hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và cơng tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức

 Lãnh đạo Sở:

- Sở có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc;

- Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tư pháp quy định.

- Việc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

 Cơ cấu tổ chức:

 Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ: - Văn phòng Sở;

- Thanh tra Sở;

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (quản lý

cơng tác xây dựng, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, cơng tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp);

- Phịng Kiểm sốt thủ tục hành chính (quản lý cơng tác kiểm sốt thủ

tục hành chính);

- Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp

luật);

- Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (quản lý công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật);

- Phịng Hành chính tư pháp (cơng tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,

nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp);

- Phịng Bổ trợ tư pháp (cơng tác luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng,

giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, công tác quản tài viên, công tác trợ giúp pháp lý và các lĩnh vực tư pháp khác).

 Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở gồm: - Các Phịng Cơng chứng;

- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước; - Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản;

2.1.3.3. Khái qt chung về Phịng Hành chính Tư pháp

Phịng Hành chính Tư pháp là phịng chun mơn, nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện về tổ chức và hoạt động của Giám đốc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu Giám đốc Sở quản lý nhà nước và thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm và lý lịch tư pháp.

Về công tác Lý lịch tư pháp:

- Giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác lý lịch tư pháp;

- Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận, xử lý thơng tin lý lịch tư pháp do Tịa án, cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp; cung cấp Lý lịch tư pháp, thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp khác;

- Lập Lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định;

- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.

2.1.3.4. Khái quát về công tác cấp Phiếu Lý lịch tư pháp

Hiện nay, theo quy định có 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp đó là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2, cả 02 loại Phiếu này đều ghi các thơng tin cơ bản và án tích của cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng án tích và một số thông tin cơ bản thể hiện trong từng loại Phiếu có sự khác nhau, cụ thể: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và khơng ghi các án tích đã được xóa, thơng tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thơng tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh

nghiệp, hợp tác xã. Ngồi ra, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cịn ghi nhận thông tin của cha, mẹ cá nhân trong khi Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khơng có. Có thể thấy, Phiếu lý lịch tư pháp cung cấp được thông tin về cá nhân nhiều hơn, trong đó có cả thơng tin án tích đã được xóa do đó đối với loại Phiếu này chỉ được cấp trực tiếp cho cá nhân (không được ủy quyền) và cơ quan tiến hành tố tụng khi có yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, có thể sử dụng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch, nuôi con nuôi, cấp một số chứng chỉ hành nghề (luật sư, y dược), tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại nước sở tại, du học, hoạt động kinh doanh một số ngành kề có điều kiện như nhà nghỉ, karaoke.... Hiện nay, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp ngày càng phổ biến hơn so với trước đây do một số ngành nghề khi muốn hoạt động bắt buộc phải có lý lịch tư pháp từ phía cơ quan quản lý.

Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của các cơ quan quản lý mới bước đầu được hình thành (được xây dựng từ khi Luật lý lịch tư pháp có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2010), do đó khơng thể có đầy đủ các thơng tin án tích, cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý doanh nghiệp của từng cá nhân. Vì vậy, để cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, tổ chức cần có sự phối hợp từ nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan cả ở trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Công an, Tịa án Qn sự…nhằm có đủ thơng tin chính xác nhất về án tích của cá nhân nhất là đối với các trường hợp đã có án tích trước đây mà cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý chưa cập nhật được.

Bên cạnh đó, hiện nay thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã được đưa ra thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính cơng tỉnh Bình Phước. Theo đó, một số vấn đề phát sinh liên quan đến công tác phối hợp đối với việc cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp được quan tâm giải quyết nhằm thực hiện tốt các yêu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp, thực tiễn tại tỉnh bình phước (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)