Không nên phá giá mạnh đồng nội tệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 91)

Mặc dù lý thuyết về chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hố xuất khẩu. Song, chính sách tỷ giá không phải chủ yếu hướng về xuất nhập khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế. Việc phá giá mạnh có thể sẽ tác động xấu đến sự ổn định của sản xuất trong nước nhất là những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chi phí sẽ tăng. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, nợ nước ngồi của chính phủ cũng tăng lên...

Do sức cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam trên thị trường quốc tế thấp nên phá giá đồng nội tệ không thể hổ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia cơng...các hàng hóa này có hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào nhập từ nước ngoài lớn nên nếu tiền đồng bị mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên nhập liệu tăng lên làm giá thành sản phẩm tăng và bắt buộc phải tăng giá bán. Điều này sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu, thúc đẩy lạm phát tăng lên. Do đó, cần hết sức cẩn thận trong việc phá giá đồng nội tệ vì khi phá giá có thể làm tăng chi phí và rủi ro của doanh nghiệp trong nước.

Hơn nữa, tỷ giá tăng sẽ làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình trạng chuyển đổi từ tiền đồng sang USD và các ngoại tệ mạnh khác hoặc vàng làm trầm trọng tình trạng đơ la hóa. Vì vậy, phá giá làm mất niềm tin của người dân vào tiền đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 91)