Lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có sự kiểm soát của Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)

Hiện tại thị trường ngoại hối Việt Nam cịn thơ sơ, thiếu các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi tiền tệ chính thức và chuyên nghiệp. Nếu chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối một mặt làm cho cung cầu tiền tệ không gặp nhau, mặt khác thị trường khơng chính thức có thể thao túng làm tỷ giá biến động mạnh. Mặt khác do xuất hiện hiện tượng bong bóng tỷ giá do tâm lý bầy đàn.

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng cịn rất sơ khai.Vì lẽ đó mà NHNN Việt Nam phải kiểm soát chặt tỷ giá. Tuy nhiên đã đến lúc NHNN nên giảm bớt việc kiểm soát tỷ giá và thả nổi thêm để nó vân hành theo sát thị trường. Đây là nội dung rất quan trọng trong chính sách đìều hành tỳ giá hiện nay, cả Ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ (IMF) đều đưa ra những khuyến nghị là Việt Nam nên linh hoạt tỷ giá hơn.

Quản lý tỷ giá là nhằm bình ổn giá, làm cho tỷ giá thể hiện đúng bản chất và hoạt động theo quy luật kinh tế vốn có của nó. Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam thì khơng cổ vũ cho xu hướng thả nổi hồn tồn tỷ giá mà có sự can thiệp của Nhà nước. Tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm bớt áp lực của NHNN trong vấn đề đối phó với dòng vốn chảy vào hay chảy ra, giảm nguy cơ xung đột chính sách theo kiểu bộ ba bất khả thi: để cho chính sách tiền tệ độc lập hơn và dồn sức cho kiểm sốt lạm phát thì NHNN cần thả nổi hơn nữa tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)