Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 97 - 101)

8. Kết cấu của luận văn

3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp

nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho Kiểm sát viên

Việc đổi mới công tác cán bộ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng để VKS làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Trong những năm qua, công tác tổ chức và cán bộ của ngành đã có những tiến bộ đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Chỉ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, KSV mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tiến trình cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế. Những năm gần đây VKSND tỉnh Hà Giang quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng THQCT và

KSĐT cho KSV làm khâu cơng tác này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, công

tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự cũng như các vụ án có bị can là NDTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn bộ lộ nhiều tồn tại cần khắc phục, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm. Thêm vào đó, về chất lượng THQCT và kiểm sát hoạt động điều tra hình sự, trong lĩnh vực kiểm sát khởi

gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang:

- Cần phải tăng cường cán bộ, Kiểm sát viên thực sự có năng lực cho

khâu công tác này. Rà sốt lại đội ngũ cán bộ, KSV là cơng tác THQCT và kiểm sát điều tra án hình sự để sắp xếp, điều động hợp lý không làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác. Cần đổi mới theo hướng tăng cường cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, phù hợp cho cơng tác THQCT và KSĐT. Để có được một đội ngũ cán bộ làm công tác THQCT và KSĐT án hình sự trong giai đoạn điều tra có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt, VKSND tỉnh Hà Giang phải làm tốt công tác quản lý và rèn luyện cán bộ. Trước hết cần xác định rõ các yêu cầu và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV của từng đơn vị; sắp xếp, bố trí từng người, đúng việc nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, KSV; kịp thời phát hiện những cán bộ, KSV có biểu hiện tiêu cực vi phạm quy chế nghiệp vụ để uốn nắn và kịp thời xử lý nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, KSV làm sao để mỗi cán bộ, KSV ln "Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn" như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

- Cơng tác đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, KSV cần được quan tâm hơn

nữa. Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, KSV khi cử đi học để học yên tâm học tập và công tác. Thường xuyên cử KSV đi tập huấn các lớp nghiệp vụ do VKSNDTC tổ chức. Việc tập huấn theo chuyên đề này nhằm nâng cao nghiệp

vụ THQCT và kiểm sát điều tra cho các KSV. Những chuyên đề đó trong

công tác THQCT và KSĐT để tập hợp kinh nghiệm, đúc rút những bài học và quán triệt trong tồn ngành. Ví dụ: các chuyên đề giải quyết án đình chỉ, chuyên đề khắc phục tình trạng trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

hình sự hoặc các kỹ năng THQCT đối với một số loại tội giết người, ma túy, mua bán người…Đây là một trong những hoạt động cần thiết góp phần nâng cao chất lượng hoạt động THQCT và KSĐT vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Giang đặc biệt là vụ án có bị can là người DTTS.

- Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, KSV,

VKSND tỉnh Hà Giang cần chú trọng đến đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ nhất là những cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ. Cơng tác quy hoạch cán bộ cần được làm thường xuyên nhằm tạo nguồn nhân lực cho việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài, đảm bảo tính liên tục và kế thừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt. Vì vậy, phải hết sức coi trọng cơng tác đào tạo,

bồi dưỡng theo quy hoạch, trước hết là lực lượng cán bộ, KSV trẻ cùng với

việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, KSV cho từng chức danh, lấy tiêu chuẩn này làm cơ sở để quản lý đào tạo và thực hiện chính sách cán bộ. Cơng tác quy hoạch cán bộ phải được làm một cách khách quan, tồn diện; chú trọng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn.

- Để nâng cao chất lượng THQCT và KSĐT án hình sự, VKSND tỉnh

Hà Giang cần tổ chức cuộc thi Kiểm sát viên giỏi và thi sát hạch từ hai đến ba năm một lần. Nội dung cuộc thi với những câu hỏi và tình huống giải quyết án liên quan đến công tác TQCT và KSĐT án hình sự. Làm được điều này sẽ tạo ra không khi học tập, thi đua sôi nổi trong ngành Kiểm sát tỉnh Hà Giang, là một trong những biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ chuyện mơn một cách tồn diện cho cán bộ, KSV để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, là tiền đề quan trọng để ngành KSND tỉnh Hà Giang lựa chọn những cán bộ, KSV giỏi, tiêu biểu của ngành. Làm được điều này sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm, sự tự giác nghiên cứu học tập của cán bộ, KSV. Hàng năm VKSDN tỉnh Hà Giang nên tổ chức cuộc thi "Kiểm sát viên giỏi"

trong cơng tác THQCT và KSĐT án hình sự trên địa bàn tỉnh. Có thể nói đây là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ, năng lực của KSV, qua cuộc thi này rà sốt những những KSV khơng đủ tiêu chuẩn, không đáp ứng được yêu cầu thì bố trí, sắp xếp lại vào vị trí khác. Đây là điểm then chốt quyết định đến chất lượng của công tác THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra, từ đó để

mỗi cán bộ, KSV tự bản thân phải ý thức, phải cố gắng khi được giao nhiệm

vụ trong khâu công tác này.

- Tỉnh Hà Giang là một tỉnh rộng, dân cư thưa có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống, thuộc các thế hệ ngôn ngữ dân tộc: Tày, Thái, Mông, Dao, Ka Đai, Tạng, Hán, Việt Mường. Bao gồm các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh, Bố Y, Giáy, Pà Thẻn, Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, Lơ Lố, Phù Lá, Hoa, Sán Chay, Sán Dìu....Trong đó người Mơng chiếm tỉ lệ nhiều nhất: 32%, người Dao chiếm 15%. Có dân tộc chỉ có hơn 1.000 người và chỉ sinh sống ở riêng tỉnh Hà Giang như dân tộc: Bố Y, Cờ Lao, Pu Péo. Người kinh chiếm tỷ lệ khoảng 25% dân số trong toàn tỉnh, phần lớn khơng có nguồn gốc lâu đời tại Hà Giang, họ lên định cư trong q trình thực hiện chính sách của Nhà nước khuyến khích đi xây dựng vùng kinh tế mới và quá trình giao lưu kinh tế và do u cầu cơng tác. Như vậy, tại địa bàn tỉnh Hà Giang, các dân tộc ít người chiếm đa số trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, hàng

năm số lượng án có bị can là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 87,1 %

trong tổng số án thụ lý của CQĐT, trong khi số lượng các KSV trong ngành KSND tỉnh Hà Giang còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu của ngành. Theo báo

cáo tổng kết của VKSND tỉnh Hà Giang năm 2014, hiện nay còn thiếu 23

KSV sơ cấp, 5 KSV trung cấp. Những năm trước đó cá biệt có những huyện chỉ có Viện trưởng và Phó viện trưởng vừa tham gia cơng tác lãnh đạo vừa tham gia khâu công tác THQCT và KSĐT các vụ án hình sự. Vì vậy, Viện KSND tỉnh Hà Giang cần quan tâm việc tuyển dụng công chức đặc biệt là

những công chức là người dân tộc thiểu số ở tại địa phương, bố trí, sắp xếp hợp lý tại khâu cơng tác này. Với số lượng án bị can là NDTTS là tương đối cao nên cần có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, KSV làm công tác THQCT và KSĐT án hình sự học các lớp tiếng dân tộc để phục vụ công tác. Tham KSV phải được trang bị kiến thức ngắn hạn về điều tra tội phạm, được học và hiểu về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc. Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, KSV cần phải được tiếp cận, sử dụng thành thạo về tin học, các kiến thực xã hội đáp ứng chức năng nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 97 - 101)