Phương châm tiến hành công táctư tưởng

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác tư tưởng của huyện ủy phong điền, thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

Công tác tư tưởng của Đảng là những định hướng có tính chỉ đạo trong hoạt động cơng tác tư tưởng ở các cấp, các ngành. Phương châm công tác tư tưởng bao gồm:

- Công tác tư tưởng phải gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với phong trào cách mạng của quần chúng, với từng đối tượng.

- Kết hợp chặt chẽ ba nội dung giáo dục: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước; kiến thức khoa học, phẩm chất và đạo đức cách mạng; kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục tình hình và nhiệm vụ trước mắt.

- Kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức và các mặt công tác khác.

- Kết hợp giáo dục tư tưởng trong học tập với việc rèn luyện trong thực tiễn cách mạng.

- Kết hợp giáo dục tư tưởng trong nội dung sinh hoạt của tất cả các tổ chức, kết hợp công tác tư tưởng trong Đảng với công tác tư tưởng trong xã hội.

- Kết hợp bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng với phê phán mạnh mẽ những biểu hiện tư tưởng sai trái; biểu dương những ưu điểm đi đơi với phê bình nghiêm khắc những khuyết điểm.

Tiểu kết chương 1

Tư tưởng là sản phẩm chủ quan của mỗi cá nhân trong phản ánh thực tế khách quan. Do vậy, có tư tưởng của mỗi cá nhân. Hoạt động nhận thức của con người gắn liền với mục đích của họ. Trong điều kiện lao động vẫn là phương tiện để kiếm sống, lao động "vì lợi ích", tư tưởng gắn liền với lợi ích. Các cá nhân trong xã hội có lợi ích giống nhau trong một quan hệ xã hội nhất định thường có tư tưởng gần nhau, hình thành nên tư tưởng của một giai cấp, một tầng lớp xã hội. Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng của những giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất ấy có thể trở thành hệ tư tưởng.

Cơng tác tư tưởng xuất hiện từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Do nhu cầu và lợi ích, giai cấp thống trị xây dựng các thiết chế tư tưởng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ tư tưởng để làm công tác tư tưởng cho họ. Các giai cấp và tầng lớp xã hội khác cũng thực hiện các hoạt động tư tưởng, có những tác động (hợp pháp và không hợp pháp) nhằm truyền bá hệ tư tưởng của mình. Như vậy: "Cơng tác tư tưởng

xác lập, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng giá trị, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của mình"

Cơng tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa; làm cho hệ tư tưởng XHCN thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN; phê phán những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, phản động. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là hoạt động tự giác của nhân dân, do chính đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo càng cần thiết phải có lý luận soi đường và đưa lý luận vào quần chúng. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên nhận thức rõ tầm quan trọng của tư tưởng, lý luận và đặt hoạt động đó gắn liền với những chuyển biến lớn lao của thời đại và thực tiễn Việt Nam. Người đi tìm đường cứu nước, thực chất là đi tìm lý luận cách mạng soi đường và khơi dậy nguồn sức mạnh của chính dân tộc mình, để “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”. Nhờ có sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam của Người mà cách mạng Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác tư tưởng của huyện ủy phong điền, thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w