Huyện Phong Điền được Chính phủ cơng nhận huyện nơng thôn mới năm 2015 và được thành phố Cần Thơ quy hoạch là đô thị sinh thái, cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng “Thương mại, dịch vụ, du lịch - Nông nghiệp chất lượng cao - Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp”, “huyện có diện tích tự nhiên hơn 12.525 ha, dân số 101.120 người, Đảng bộ có 51 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, (trong đó: 7 đảng bộ xã, thị trấn, 4 đảng bộ ngành huyện, 39 chi bộ, tổng số đảng viên 3.257 đồng chí, dự bị 375 đồng chí, đảng viên nữ 1.037 đồng chí). Ban Chấp hành đảng bộ có 39 đồng chí (nữ 05 đồng chí), Ban Thường vụ Huyện ủy 11 đồng chí ( nữ 01 đồng chí) [1, tr.1].
Trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Điền đã tập trung lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân trong huyện nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn, thực hiện đạt và vượt 22/22 chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ 2010 - 2015 và phấn hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà nghị quyết Đảng bộ lần XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra” [1, tr.1].
- Thương mại - dịch vụ, du lịch: Trong những năm qua, lĩnh vực thương
mại, dịch vụ, du lịch phát triển nhanh, tăng trưởng bình quân đạt 15,61%/năm (giá so sánh năm 2010), đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Hoạt động thương mại - dịch vụ được tạo điều kiện thuận lợi, tăng trưởng khá. Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện 4.055, tăng 270 cơ sở so với năm 2010; các chợ trên địa bàn được đầu tư nâng cấp theo chuẩn nơng thơn mới; dịch vụ tín dụng, bưu chính viễn thơng, vận tải được mở rộng qui mô và doanh số tăng lên đáng kể. Ngoài ra, huyện đã đầu tư nâng cấp các khu di tích văn hố, lịch sử, được cấp trên vận động xã hội hóa xây dựng “Thiền viện Trúc Lâm
Phương Nam” góp phần phát triển du lịch, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, trên địa bàn huyện có 35 điểm tham quan du lịch. Hàng năm có trên 530.000 lượt khách đến với Phong Điền, chiếm gần một nửa lượng khách đến với Cần Thơ [1, tr.3].
- Sản xuất nông nghiệp: Trong giai đoạn 2010 - nay, nông nghiệp tiếp
tục phát triển, giá trị sản xuất hàng năm trên 1.202 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 227% so với nghị quyết, sản lượng lương thực bình quân 60.838 tấn/năm; chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, toàn huyện cải tạo 1.850 ha vườn trồng mới các loại cây ăn trái có giá trị cao và có trên 3.220 ha cây ăn trái có giá trị kinh tế từ 150 - 200 triệu đồng/ha, sản lượng trái cây đạt trên 70.000 tấn/năm, với giá trị khoảng 500 - 650 tỷ đồng. Xây dựng, hình thành một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp gắn với du lịch sinh thái (sản xuất hoa kiểng, mơ hình trồng nấm bào ngư kết hợp vườn cây ăn trái [1, tr.3].