KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại đảng bộ trường THPT (Trang 45 - 49)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài

Trải qua q trình 10 năm làm cơng tác Đảng, 10 năm làm công tác quản lý, cũng là 10 năm bản thân tôi được đảm nhiệm công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng với vai trò là Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy. Qua q trình làm việc thực tiễn, những ngày đầu tơi cảm thấy công tác kiểm tra, giám sát đối với tơi thật khó khăn, phức tạp, khơng biết phải bắt đầu từ đâu. Thế rồi, tơi tìm đọc nhiều tài liệu về Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của UBKT Trung ương phát hành, tham khảo nhiều bài viết về lý luận kiểm tra, giám sát trên mạng, trao đổi những vướng mắc trong công việc thực tiễn với UBKT Huyện ủy, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác kiểm tra, giám sát do Huyện ủy Tân Kỳ tổ chức…Dần dần, qua cọ xát thực tiễn, tôi đã quen với công việc và cảm thấy ngày càng u hơn cơng việc có ích này.

Cách đây 3 năm, khi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, tơi có ý định tiếp tục nghiên cứu, áp dụng một số giải pháp nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ trường chúng tôi. Đề tài bắt đầu được đưa vào thử nghiệm từ năm 2017. Trong quá trình triển khai thử nghiệm, áp dụng, tơi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ các đồng chí ủy viên UBKT, Đảng ủy và các chi bộ bơ phận Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ.

Q trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau:

TT Thời gian Nội dung thực hiện

1 Tháng11/2016 - 12 / 2016 Khảo sát, phân tích thực trạng cơng tác KT, GS tại một số trường THPT trên địa bàn. 2 Tháng 1/2017 – 12/2017 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong

giai đoạn thử nghiệm. Khảo sát và đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng thử

nghiệm. Rút ra một số bài học kinh nghiệm. 3 Tháng 1/2018- 12/2018 Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã bổ

sung một số giải pháp để kiểm định độ tin cậy của các giải pháp đề ra.

4 Tháng 1/2019 - 3/2020 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.

3.1.2. Ý nghĩa của đề tài

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Một số giải pháp nâng cao

thân tơi chưa có điều kiện thời gian để nghiên cứu, ứng dụng hết các giải pháp có thể ứng dụng được trong cơng tác kiểm tra, giám sát. Nhiều nội dung, nhiều vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát tơi chưa có điều kiện đề cập tới. Song những gì tơi tập trung nghiên cứu, ứng dụng trong đề tài này đã mang lại những

ý nghĩa, tác dụng thiết thực đối với cá nhân tôi, đối với UBKT Đảng ủy, đối với đảng ủy, đảng bộ nhà trường và đối với lĩnh vực kiểm tra, giám sát trong Đảng tại các đảng bộ trường học nói chung.

- Đối với bản thân:

+ Quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài đã giúp cho tơi có thêm nhiều kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tra, giám sát. Tôi đã bồi dưỡng cho bản thân thêm nhiều kiến thức lý luận về công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, công tác kiểm tra nội bộ trường học. Với những kiến thức lý luận đã học được, những kinh nghiệm thực tiễn đã trải qua, tôi thấy bản thân mình trưởng thành hơn, nghiệp vụ tốt hơn, tự tin hơn với trọng trách của mình. Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta, những người cán bộ của Đảng cần phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng mỗi ngày theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

+ Dù đây khơng phải là lần đầu viết sáng kiên kinh nghiệm, tôi đã nhiều lần đạt sáng kiên kinh nghiệm cấp ngành và cấp tỉnh, song những yêu cầu trong công tác nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng ngày càng có nhiều đổi mới, đặc biệt từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT đã ban hành công văn số 1735/SGD&ĐT-GDCN&GDTX về việc hướng dẫn hoạt động sáng kiến kinh nghiệm và một số thông báo bổ sung khác, có rất nhiều yêu cầu trong việc viết sáng kiên kinh nghiệm đã thay đổi. Như vậy, việc tham gia nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội tốt cho tôi rèn giũa thêm kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm. Đây là nội dung tôi thấy thực sự cần thiết cho một cán bộ quản lý nhà trường, đặc biệt với một người phụ trách công tác chuyên mơn như tơi. Bởi nếu khơng học hỏi, khơng chịu khó nghiên cứu, khơng chịu khó tiếp thu để đổi mới, thì chúng ta sẽ khơng có đủ tự tin để u cầu đồng nghiệp, giáo viên của mình thực hiện những vấn đề đổi mới trong giáo dục nói chung và chun mơn nói riêng.

- Đối với Đảng ủy, UBKT Đảng ủy:

Đề tài đã nghiên cứu và ứng dụng được một số giải pháp đổi mới trong công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, giúp cho UBKT, đảng ủy thực hiện công tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả hơn.

Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, đảng ủy, UBKT đã có nhiều cuộc kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên hiệu quả, góp phần khơng nhỏ vào việc tăng cường công tác quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo theo tinh thần Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự

chuyến hóa" trong nội bộ; Chỉ thị 05- CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị 17-CT/TU về “tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính”. Cán bộ, đảng viên trong nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực trong nhận thức về cơng tác kiểm tra, giám sát, nên chuyển từ quá trình kiểm tra sang quá trình tự kiểm tra, từ phê bình sang tự phê bình một cách tự giác. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng cũng đã được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của đảng, giúp cho Đảng ủy, UBKT có một đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực tế hơn.

- Đối với nhà trường: Nhờ kết hợp tốt giữa công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng với công tác kiểm tra nội bộ trường học, và đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế chuyên môn, các nội dung trong đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm... nên đã giúp cho nề nếp chuyên môn được ổn định, các đảng viên, giáo viên ngày càng thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn và đạt nhiều kết quả cao trong công tác học tập, tự bồi dưỡng, giảng dạy, viết sáng kiến kinh nghiệm, hướng dẫn học sinh nghiên cứu các dự án KHKT... Vì thế, có thể nói, đề tài đã có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động chuyên môn của nhà trường, đồng thời giúp cho công tác thi đua của nhà trường được thực hiện thuận lợi hơn, giúp cho nhà trường ngày càng phát triển.

- Đối với lĩnh vực kiểm tra, giám sát trong Đảng:

Đề tài là một đóng góp mới cho cơng tác kiểm tra, giám sát trong Đảng tại các đảng bộ, chi bộ trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời qua đó, giúp cho UBKT Huyện ủy có được cái nhìn tổng thể về cơng tác kiểm tra, giám sát trong Đảng tại các đảng bộ trường học.

3.1.3. Phạm vi ứng dụng

Đề tài này không chỉ được áp dụng có hiệu quả tại đảng bộ trường chúng tơi mà cịn có thể được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại đảng bộ, chi bộ các trường học trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ an nói chung, đặc biệt là ở những trường học đã được thành lập Đảng bộ. Tùy vào tình hình thực tế từng trường, từng cấp học, từng địa phương, từng chi bộ, đảng bộ để ứng dụng một cách linh hoạt, hiệu quả.

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với Đảng ủy, UBKT Đảng ủy

- Tiếp tục duy trì ứng dụng những ưu điểm của đề tài, đồng thời nâng cao hơn nữa khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để tham mưu nhiều giải pháp đổi mới hơn nữa trong công tác kiểm tra, giám sát trong đảng nói riêng và các lĩnh vực cơng tác tổ chức xây dựng Đảng nói chung.

- Phát huy vai trị lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

3.2.2. Đối với UBKT Huyện ủy

- Cần tạo điều kiện tối đa và quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác kiểm tra, giám sát tại các đảng bộ, chi bộ trường học.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.

3.2.3. Đối với các đảng bộ, chi bộ trường học

Cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bên cạnh công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường, với phương châm “đi sâu kiểm tra, mở rộng giám sát”, tránh làm công tác kiểm tra, giám sát theo kiểu đối phó, hình thức.

Với một số kinh nghiệm của bản thân trong q trình cơng tác, tơi xin trình bày, chia sẻ một số vấn đề mà bản thân mình tâm đắc trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ. Đề tài chắc chắn cịn có những hạn chế, thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp đóng góp và xây dựng để đề tài được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình ứng dụng thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Diễn: Đổi mới công tác kiểm tra là một bộ phận trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí kiểm tra, số 2/ 2004.

2. Nguyễn Thị Doan; Tăng cường công tác giám sát trong Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 22/ 2004.

3.Trần Thị Hoan: Tăng cường mối quan hệ giữa công tác tổ chức cán bộ với công tác kinh tế trong xây dựng Đảng hiện nay, Tạp chí kiểm tra, số 10/ 2003.

4.Uỷ ban kiểm tra Trung ương: 50 năm ngành kiểm tra Đảng, tháng 10/ 1998. 5. Uỷ ban kiểm tra Trung ương: Công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng, Hà Nội, 2002.

6. Uỷ ban kiểm tra Trung ương: Tài liệu huấn luyện nghiệp vụ "Công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng”, năm 2002. 2006, 2012

7. Ủy ban kiểm tra Trung ương (2007), Công tác kiểm tra, giám sát và thi

hành kỷ luật trong đảng – Tài liệu tập huấn nghiệp vụ, Nxb. Lao động – xã hội,

Hà Nội

8. Ủy ban kiểm tra Trung ương (2007), Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại đảng bộ trường THPT (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w