Hình 3.15 dưới đây thể hiện mơ hình lai ghép hai hệ thống XG-PON và GPON được xây dựng trong chương trình mơ phỏng Optisystems.
Các phần tử thu và phát của GPON giống với XG-PON nhưng sẽ khác về các tham số. Hình 3.16 thể hiện thành phần của bộ thu GPON ONT.
Hình 3.16 Các thành phần bộ thu GPON ONT
Hình 3.17 thể hiện phổ tín hiệu của hai hệ thống XG-PON và GPON sau khi được ghép qua bộ WDM Mux.
Hình 3.18 Min BER và biểu đồ mắt của tín hiệu thu tại XG-PON ONT sau khi thêm hệ thống GPON
Sau khi thực hiện ghép 2 hệ thống XG-PON và GPON, sự suy giảm nhẹ của BER đã được ghi nhận so với hệ thống gốc ban đầu nhưng hiệu suất của hai hệ thống vẫn có thể đảm bảo chất lượng. Ở độ dài 20km với bộ chia tỉ lể 1:64, tỉ lệ lỗi bit trên XG-PON ONT1 ở mức BER = 1.65e-011 như trong hình 3.18 so với BER = 8.036e-012 của hệ thống XG-PON gốc ban đầu, trên GPON ONT là BER = 1.02e-010 so với BER =1.7e- 011.
Suy hao cơng suất tín hiệu quang của mạng phân phối quang là khoảng 28,64 dB, quỹ công suất được định nghĩa cho hệ thống XG-PON là N1 với múc suy hao tối đa là 29dB và N2 suy hao tối đa là 31 dB.
3.5 Kết luận chương
Trong chương 3 đã tập trung vào việc mô phỏng đánh giá hiệu năng hệ thống XG- PON, trước hết chương đã trình bày giới thiệu về phần mềm mô phỏng hệ thống quang OptiSystems, với kho tàng dữ liệu khổng lồ cho thấy khả năng thiết lập xây dựng mô phỏng các hệ thống thông tin quang hiện tại và tương lai của phần mềm. Trong chương
đã thực hiện xây mô phỏng khảo sát hệ thống XG-PON với các tham số được tham khảo trong loạt các tiêu chuẩn ITU-T đưa ra. Cuối cùng đưa ra đánh giá nhận xét cho kết quả mơ phỏng hệ thống. Bên cạnh đó cũng đưa ra mơ hình mơ phỏng hệ thống cùng tồn tại giữa GPON và XG-PON sử dụng bộ ghép WDM.
KẾT LUẬN
Ngày nay các dịch vụ hướng video và IoT ngày càng phát triển mở rộng trong cuộc sống đòi hỏi nhu cầu băng thông cao. Tiêu chuẩn XG-PON được ITU-T phát triển chuẩn hóa tiếp nối tiêu chuẩn mạng quang thụ động GPON trước đó. Qua những kết quả đã thực hiện trong mô phỏng, có thể thấy cơng nghệ mạng truy nhập quang thụ động XGPON có nhiều ưu điểm như mang tới tốc độ cao hơn cho mạng truy nhập quang, khả năng thích ứng tốt cho phép các nhà cung cấp có thể chuyển đổi nâng cấp hạ tầng một cách ổn định. Tuy nhiên công nghệ XG-PON vẫn chưa được triển khai tại Việt Nam.
Trong đồ án của mình, em đã phân chia thành các ý chính sau:
- Trình bày tổng quan về mạng truy nhập quan thụ động, các công nghệ quang
thụ động trước đây như APON/BPON, EPON, GPON.
- Giới thiệu về công nghệ mạng truy nhập quan thụ động tốc độ cao XG- PON.
- Thực hiện đưa ra mơ hình mơ phỏng đường xuống hệ thống mạng truy nhập
quang thụ động XG-PON trên phần mềm Optisystem.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài vẫn cịn nhiều thiếu xót nhưng cũng giúp e có cái nhìn khách quan hơn về công nghệ mạng truy nhập quang thụ động tốc độ cao XG-PON. Đồ án này cũng có thể nghiên cứu phát triển thêm trong tương lai như nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng mạng XG-PON, các giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu cho mạng XG-PON,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ITU G.987: 10-Gigabit-capable passive optical network (XG-PON) systems: Definitions, abbreviations and acronyms, 06/2012.
[2] ITU G.987.1: 10-Gigabit-capable passive optical networks (XG-PON): General requirements, 03/2016.
[3] ITU G.987.2: 10-Gigabit-capable passive optical networks (XG-PON): Physical media dependent (PMD) layer specification, 02/2016.
[4] ITU G.987.3: 10-Gigabit-capable passive optical networks (XG-PON): Transmission convergence (TC) layer specification, 01/2014.
[5] P.K. Sahu, D. Ghosh, Performance Analysis of Next-generation Passive Optical Network (XG - PON).
[6] Fabrice Bourgart, France Telecom. Optical Access Transmission: XG-PON system aspects, 25/2/2010.
[7] Tomas Horvath, Petr Munster, Vaclav Oujezsky and Ning-Hai Bao: Passive Optical Networks Progress: A Tutorial, 01/07/2020.
[8] Nana Rachmana Syamba and Rahadian Farizi, Hybrid of GPON and XG-PON for Splitting Ratio of 1:64. International Journal on Electrical Engineering and Informatics - Volume 9, Number 1, March 2017
[9] Nguyễn Ngọc Tùng, luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiệu năng XG-PON và ứng dụng trong mạng truy nhập quang VNPT thị xã Từ sơn”, 2020.