3.5.4.1. Cài đặt
Để cho phép asterisk có khả năng gửi mail ta cần phải cấu hình dịch vụ mail server postfix để gửi và nhận mail(cấu hình postfix nằm ngoài phạm vi bài báo cáo này).
Để cho dịch vụ fax to mail hoạt động được trên asterisk ta cần phải cài đặt các gói phần mềm cần thiết :
• asterisk16-fax • spandsp • postfix
3.5.4.2. Cấu hình dich vụ fax to mail
Trước khi cấu hình chúng ta cần đảm bảo asterisk có khả năng gửi và nhận mail (vấn đề này nằm ngoài phạm vi của bài báo cáo này.)
Trước tiên ta cần đăng nhâp vào giao diênj quản trị của FreePBX. Ta vào General Settings → "Fax Machine" và cấu hình các thông số nhử sau :
Extension of fax machine for receiving faxes: system
Email address to have faxes emailed to Email dùng để nhận fax Email address that faxes appear to come from Email dùng để gửi fax
Hình 3.7: Cấu hình fax to mail
Sau đó ta cần sửa file extendtion.conf như sau : [macro-faxreceive] exten => s,1,Set(FAXFILE=${ASTSPOOLDIR}/fax/${UNIQUEID}.tif) exten => s,2,Set(EMAILADDR=${FAX_RX_EMAIL}) exten => s,3,ReceiveFAX(${FAXFILE}) exten => s,103,Set(EMAILADDR=${FAX_RX_EMAIL}) exten => s,104,Goto(3)
# service asterisk restart
3.5.4.3. Cấu hình fax client để gửi fax
Để gửi fax thông qua môi trường voip ta cần phải cài đăc phần mềm Fax Voip T38 Fax & Voice trên hệ diều hành xp.
Hình 3.8: Cài đặt Fax Voip T38 Fax & Voice
Sau khi quá trình cài đặt đã kết thúc, ta cần phải cấu hình Fax Voip T38 Fax & Voice kết nối đến hệ thống fax trên asterisk thông qua tài khoản đã tạo sẵn trên asterisk. Vào Faxmodem Control Panel → Registration → new . Sau đó điền các thông tin username, password, và địa chỉ ip cua fax asterisk :
Hình 3.9: Cấu hình kết nối đến fax asterisk
Sau khi đã registry thành công ta vào Fax voip console để gửi fax:
Χηươνγ 4. HỆ THỐNG VOIP VOIPSWITCH 4.1. Tổng quát
VoipSwitch là một nền tảng cho phép để thực hiện các loại hình thoại qua dịch vụ VoIP, với sự chia sẻ, quản lý giao diện đồng bộ. Các tính năng phân biệt của nền tảng này là việc triển khai thực hiện tích hợp hệ thống thanh toán kết hợp với cơ sở dữ liệu MS SQL hoặc MySQL.
Phần mềm VoipSwitch bao gồm các module sau đây :
• VoipSwitch manager : quản lý các phần chính của ứng dụng. Nó cho phép để
giám sát Toàn bộ các lưu lượng truy cập. Ngoài tình trạng kết nối hiện nay và các loại hình đăng nhập của khách hàng, nó cũng trình bày một số thông tin thêm về các quy trình được diễn ra.
• VoipSwitch Config : quản lý giao diện. Đây là một công cụ cấu hình cho toàn
hệ thống. Nó có một số tính năng cho phép để quản lý thanh toán cước phí của khách hàng và phân tích lưu lượng truy cập thông tin trên cơ sở dữ liệu thống kê.
• Web CDR : mô-đun cho phép các khách hàng để kiểm tra xem tài khoản hiện
thời và tình trạng trong lịch sử của những cuộc gọi được thực hiện. Có một khả năng xuất dữ liệu vào tập tin.
• PC to Phone Client : SoftPhone dựa trên chuẩn g723.1.
• Webphone : SoftPhone có thể được khởi động trực tiếp từ trang web.
• Callback Client : phần mềm của khách hàng mà cho phép để bắt đầu cuộc gọi
giữa hai máy điện thoại.
• Webcallback : khách hàng bản khởi xướng cuộc gọi trực tiếp từ trang web.
• SMS callback : mô-đun dùng hợp tác với các nhà điều hành SMS. Nó cũng
cho phép để tạo số lượng truy cập cho các dịch vụ tin nhắn SMS bằng cách sử dụng điện thoại di động.
• IVR module : mô-đun chịu trách nhiệm về phát lại các thông tin đã cấu hình
• Online Shop : mô-đun cho phép để thực hiện thanh toán bằng cách sử dụng
thẻ tín dụng hoặc dịch vụ Paypal.
• Reseller.s module : hệ thống dựa trên trang web mà cho phép để tạo ra các tài
khoản người sử dụng, quản lý chung, các ban quản lý, và phân tích các thông tin trên được lưu lượng truy cập diễn ra ..vv..
4.2. Lợi thế của hệ thống quản lý Voipswitch
• Đơn giản hóa các quy trình quản trị và thay đổi cấu hình mạng của Thiết bị VoIP. Thống nhất thiết bị hỗ trợ giao thức khác nhau
• Quản lý tập trung và quá trình định tuyến lưu lượng truy cập VoIP Tập trung. • Hiện, ẩn trong cấu trúc mạng từ các bên thứ ba, nếu cần thiết
• Sử dụng khả năng triển khai thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng như: thẻ gọi điện thoại hệ thống, IP PBX, gọi hệ thống bằng cách sử dụng thêm gói phần mềm VoipSwitch
4.3. Cài đặt
4.3.1. Yêu cầu phần cứng
Các điều hành hỗ trợ bao gồm tất cả các phiên bản của Microsoft Windows 2000, 2003 và XP. Nền tảng phần cứng nên được lựa chọn trên cơ sở của các loại hình và quy mô của công ty được thực hiện.Bảng bên dưới mô tả phần cứng được đề nghị cho hệ thống VoipSwitch.
số lượng cuộc gọi CPU RAM HDD
30 Pentium IV 2 GHz 512 MB 50 GB
120 Pentium IV 2.8 GHz 1 GB 50 GB
500 Xeon Pentium IV 2.4 GHz 1 GB 80 GB
1000 Dual Xeon Pentium IV 2.8 GHz 2 GB 80 GB
4.3.2. Yêu cầu phần mềm
• VoipSwitch • MySQL Server
• Microsoft .NET Framework 2.0
• Cài đặt Microsoft .NET Framework 2.0. • Cài đặt MySQL server .
• Cài đặt phần mềm VoipSwitch. • Cấu hình kết nối đến MySQL server. • Tạo cơ sở dữ liệu cho voipswitch.
4.3.3. Cài đặt VoipSwitch
Chạy file setup VoipSwitch đã tải về. Đầu tiên nó yêu cầu hệ thống cần phải có Microsoft .NET Framework 2 mới có thể tiếp tục quá trình cài đặt
Hình 4.1: Bắt đầu quá trình cài đặt voipswitch
Hình 4.2: Chọn thư mục cài đặt voipswitch
Hình 4.3: Kết thúc quá trình cài đặt voipswitch
• Cấu hình voipswitch kết nối đến MySQL
Thứ nhất, khởi động VoipSwitch Manager (VSM) có thể được tìm thấy trong nhóm các chương trình VoipSwitch.
Thông báo lỗi sau (access denied to database) sẽ xuất hiện :
Hình 4.4: Lỗi kết nối đến cơ sở dữ liệu của voipswitch
Nhấp OK và sau đó, trên một cửa sổ khác, bấm vào Yes để đi đến trang cấu
hình kết nối cơ sở dữ liệu.
Trong trường Password, nhập mật khẩu được đưa ra trong quá trình cài đặt cấu hình của MySQL Community Server (nó đã được thiết lập cho người dùng root).Nhấp vào nút Test connection and accessibility để kiểm tra quá trình kết nối đến MySQL.
Hình 4.5: kiểm tra quá trình kết nối đến MySQL
Nhấp vào nút Yes để tạo ra cơ sở dữ liệu mới.Sau một thời gian công việc sẽ được hoàn thành. Nhấp vào Close.
Đến đây coi như quá trình cài đặt voipswitch và kết nối voipswitch đến MySQL coi như đã hoàn tất. Khởi động voipswitch :
4.4. Tìm hiểu cơ bản VOIPSWITCH
• Cửa sổ Calls cho thấy các cuộc gọi mới nhất thông qua VoipSwitch server. • Cửa sổ Users cho thấy người dùng hiện tại đang kết nối sẽ xuất hiện trong
màu xanh và những người sử dụng bị ngắt kết nối màu đỏ. Mở rộng mỗi dòng, chúng ta sẽ thấy các cuộc gọi được thực hiện bởi mỗi người dùng.
• Cửa sổ Registered Clients cho thấy người sử dụng đăng ký gatekeeper Voipswitch. Giống như khách hàng h323 và SIP đăng ký với người dùng và mật khẩu.
• Cửa sổ Gatekeeper cho thấy gatekeepers mà Voipswitch được đăng ký. Sau khi chúng ta tạo các gatekeeper mới hoặc thay đổi cài đặt tồn tại trong VPSConfig -> GK/Registrar nó sẽ xuất hiện ở đây.
Χηươνγ 5. HỆ THỐNG VOIP CISCO 5.1. Giới thiệu VoIP trên Cisco
5.1.1. Voip trên mô hình OSI
Application Phần mềm soft phone/Ứng dụng Call
Manager/Tiếng nói
Presentation Loại mã hóa(codec)
Session H.323/SIP/MGCP
Transport RTP/UDP(truyền tải);TCP/UDP(báo hiệu)
Network IP
Datalink Frame Relay,ATM,Ethernet,PPP,MLPPP,HDLC
Physical …
5.1.2. Những khó khăn trong lựa chọn và thực hiện mạng VOIP
Khó khăn xuất phát từ sự khác nhau giữa mạng thoại và dữ liệu,thoại là mạng hướng kết nối,trong khi mạng dữ liệu là hướng không kết nối,do đó có hai mạng yêu cầu cách tiếp cận luồng thông tin cũng rất khác nhau.
Sự khác nhau còn lại là dịch vụ vận chuyển thông tin. Phải có sự lựa chọn khi quyết định loại kiến trúc được triển khai
5.2. Thiết kế và thực hiện mạng voice IP
Định danh được những đối tượng của mạng hội tụ bao gồm những ứng dụng được hỗ trợ ,như là hội thảo qua cầu truyền hình,website hỗ trợ thoại.
Hiểu được những môi trường hoạt động của thoại và dữ liệu.Bao gồm những yếu tố về độ tải trên những khu vực mạng LAN và WAN,với những yêu cầu về dự toán trước lượng băng thông cho ứng dụng mới,cân nhắc những đặc điểm của các cuộc gọi hiện tại ,dự tính trước khả năng bị tắc nghẽn trong thời điểm nào đó.
Chuẩn bị tài liệu về những yêu cầu của hệ thống mô tả những chức năng mạng phải cung cấp và bao gồm những đối tượng thiết kế thích hợp,như là độ trễ đầ cuối,tính tin cậy và tính dự phòng.
Cân nhắc những hệ thống phụ thuộc hỗ trợ cho mạng này ,như quản lý mạng,phân tích mang,bảo mật,trợ giúp.
Tham khảo các nhà cung cấp hiện tại và sắp tới để có được những hỗ trợ cho yêu cầu hệ thống,tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và ghi nhận lại kết quả.
Triển khai kế hoạch cài đặt bao gồm kiểm tra sự tương tác các thành phần khác nhau.
Chọn nhà cung cấp thiết bị.
5.3. Giải pháp Voice IP của Cisco.
Như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều loại hình ứng dụng trên nền IP.Mỗi nhà cung cấp đều có những sản phẩm và giải pháp riêng.Trong đó Cisco là một nhà sản xuất lớn cung cấp nhiều giải pháp và thiết bị phục vụ cho lĩnh vực mạng và truyền thông đặc biệt là giải pháp tích hợp tiếng nói và hình ảnh trên cùng một mạng dữ liệu.
5.3.1. Vấn đề đường truyền.
Hạ tầng truyền dẫn sử dụng cho IP Phone là hạ tầng mạng IP thông thường chia thành các loại sau:
Hạ tầng LAN: sử dụng chung hạ tầng với hệ thống máy tính giữa điện thoại IP và máy tính có thể sử dụng chung một đường kết nối mạng.
Hạ tầng kết nối WAN: kết nối liên văn phòng có giả pháp chính để kết nối WAN là dùng kênh thuê riêng(leased line),frame relay và kết nối bằng mạng riêng ảo MPLS-VPN.
Giải pháp kết nối bằng kênh thuê riêng có ưu điểm là đường leased line được thuê dành riêng cho kết nối của mạng WAN nên chất lượng mạng tốt,độ bảo mật cao.Tuy nhiên giải pháp này khá tốn kém vì chi phí thuê bao hằng tháng là rất cao.
Giải pháp dùng frame relay công nghệ chuyển mạch gói đã lỗi thời để kết nối WAN sẽ gặp nhiều khó khăn như các thiết bị đầu nối frame relay đắt,khả năng hỗ trợ của nhà sản xuất hạn chế,khả năng nâng cấp về tốc độ và dịch vụ kém,việc vận hành khai thác mạng phức tạp,chi phí thuê đường truyền không rẽ hơn sử dụng kênh thuê riêng.
Giải pháp kết nối WAN bằng công nghệ MPLS-VPN có nhiều ưu điểm như tính bảo mật cao,khả năng nâng cấp thay đổi dễ dàng và linh hoạt trong việc thay đổi tốc độ,bổ sung nút mạng.
Hạ tầng kết nối PSTN :sử dụng để kết nối khi thực hiện cuộc gọi từ văn phòng ra ngoài điện thoại tương tự truyền thống.
5.3.2. Thiết bị hệ thống
Cisco Call Manager Experess (CCME)
Call Manager là một hệ thống tích hợp phần cứng và phần mềm do Cisco chế tạo sẵn và hoạt động giống như một Server trong mạng.
CCME là phiên bản phần mềm quản lý cuộc gọi thoại được xây dựng trong IOS trên thiết bị định tuyến của Cisco, đây là phiên bản thu nhỏ của bộ phần mềm xây dựng trên thiết bị cung cấp ứng dụng quản lý thoại Call Manager của Cisco. Cấu hình CME sử dụng dòng lệnh và bộ phần mềm Cisco IP Communicator
IP Phone
Là thiết bị đầu cuối chuyển âm thanh thành tín hiệu số,đóng gói vào gói tin và ngược lại.IP Phone sử dụng cáp RJ-45 để nối vào Switch.Ngoài ra Cisco còn đưa ra phần mềm Soft Phone có tác dụng tương tự như như IP Phone Hardware.
• Độ linh hoạt: Ấn định một số máy lẻ duy nhất cho mỗi đường dây điện
thoại, hoặc phân chia một đường dây dùng chung giữa nhiều máy điện thoại.
• Khả năng mở rộng: Có được một chiếc điện thoại phù hợp với doanh
nghiệp của bạn, với các model có từ một đến 6 đường dây
• Khả năng thích ứng: Điện thoại của Cisco dành cho Doanh nghiệp nhỏ
được thiết kế đặc biệt để tích hợp những tính năng và chức năng mới thường xuyên được các nhà cung cấp dịch vụ giới thiệu.
• Khả năng kết nối: Bạn có thể sử dụng Điện thoại của Cisco dành cho
Doanh nghiệp nhỏ để kết nối trực tiếp với một nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet, với một hệ thống IP, hoặc một hệ thống IP Centrex quy mô lớn
• Tính đơn giản: Chức năng cấp nguồn qua đường dây Ethernet (Power over
Ethernet functionality - PoE) có nghĩa là bạn không cần đến những nguồn cấp điện khác để hỗ trợ cáp Ethernet cho nhiều chiếc máy điện thoại này
Trong mô hình thiết kế, ta sử dụng máy ảo có cài đặt gói phần mềm Cisco IP Communicator.
DHCP Server
Là một máy chủ hoặc Router cấp địa chỉ IP cho IP Phone và cấp địa chỉ Call Manager Server cho IP Phone.
Voice Gateway
Voice gateway là một router làm nhiệm vụ chuyển thoại IP thành thoại TDM truyền thống hoặc thoại Analog của mạng PSTN.
5.4. Yêu cầu phần mềm
• Phần mềm GNS3 giả lập router Cisco • Cisco IP Communicator
Χηươνγ 6. TRIỂN KHAI HỆ THỐNG VOIP 6.1. Giới thiệu về mô hình triển khai
Tuỳ theo nhu cầu, voip có thể được sử dụng dưới nhiều mô hình kết nối khác nhau.Ở đây chúng tôi xây dựng mô hình gồm có:
Tổng đài IP PBX: kết nối giữa các đầu cuối với nhau, có thể là các máy tính
trong mạng LAN có cài đặt softphone, các IP phone kết nối với mạng LAN qua giao tiếp Ethernet RJ45 hoặc các điện thoại analog kết nối đến mạng LAN qua bộ chuyển tiếp ATA và kết nối đến server Asterisk trong cùng mạng LAN. Hoặc kết nối với mạng điện thoại PSTN bên ngoài thông qua card giao tiếp TDM. Một số giao tiếp TDM do Digium sản xuất thường có dạng TDMxyB, trong đó x biểu diễn cho số lượng port FXS và y thể hiện cho số lượng port FXO như card TDM22B có 2 port giao tiếp FXS và 2 port giao tiếp FXO.
Các thiết bị đầu cuối: được kết nối đến server Asterisk thông qua mạng
LAN, không phải kéo đường dây riêng cho các máy nội bộ như tổng đài PBX truyền thống, tiết kiệm chi phí đáng kể cho hệ thống điện thoại nội bộ. Đối với các máy tính đã có sẵn trong mạng LAN, chỉ cần cài đặt softphone cùng với sound card và headphone, micro. Đối với các IP phone có hỗ trợ sẵn giao tiếp Ethernet với 2 cổng RJ45, một kết nối với mạng LAN, một kết nối với máy tính PC, do đó dễ dàng kết nối vào mạng LAN bằng cáp mạng. Trường hợp không có cổng mạng thì IP phone được đấu nối trực tiếp với mạng LAN thông qua port RJ45 và máy tính được nối với mạng LAN thông qua IP phone với cổng RJ 45 to PC , tiết kiệm rất nhiều chi phí kéo cáp.
Ngoài ra, IP PBX Asterisk còn có khả năng mở rộng các số nội bộ, không chỉ giới hạn trong một mạng LAN mà có thể kết nối rộng rãi ra bên ngoài thông qua Internet hoặc VPN (Vitual Private Network)
Trước khi đi vào giới thiệu về việc thiết lập cuộc gọi Voip, ta đi vào giới thiệu các thành chính trong mạng mà chúng ta tiến hành khảo sát như sau:
6.1.1. Yêu cầu
Kết nối giữa các server Asterisk: Mô hình kết nối các server Asterisk phải
phù hợp với các công ty có nhiều chi nhánh đặt tại nhiều nơi, giúp tiết kiệm chi phí