- Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
b. Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH:
Giữa TTXH và YTXH có mối quan hệ biện chứng với nhau . Tồn tại xã hơ ̣i quyết định YTXH nhưng YTXH cũng có tính độc lập tương đối và tác động lại TTXH . Trứơc hết ta xét tính quyết định của TTXH đối với YTXH lên hai phương diện cơ bản :
YTXH là sự phản ánh đối với hiện thực khách quan nên TTXH như thế nào thì
YTXH như thế ấy.
VD: C.Mac và Ph.Ănghen đã chứng minh rằng , đời sống tinh thần của XH hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất , khơng thể tìm được nguồn gốc của tư tưởng , tâm lý XH trong đầu óc con người , mà phải tìm trên hiện thực vật chất . Chẳng hạn , trong XH cơng xã ngun thuỷ do trình độ của lực lượng sản xuất cịn thấp kém , mọi người còn làm chung , hưởng chung nên chưa có tư tưởng tư hữu xuất hiện .Nhưng khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã , quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời , xã hội phân chia giàu nghèo , bóc lột và bị bóc lột thì ý thức con người biến đổi căn bản , nảy sinh và phát triển hệ tư tưởng tư hữu , ăn bám , bóc lột, chủ nghĩa cá nhân , tư tưởng chủ nô ra đời.
Sự biến đổi của YTXH có nguyên nhân căn bản từ sự biến đổi và phát triển của
phương thức sinh tồn , phát triển của TTXH. Trong đó quan trọng nhất là sự phát triển và biến đổi của phương thức sản xuất- đó là phương thức sinh tồn cơ bản nhất của con người, của một xã hội nhất định.
Khi khẳng định vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH , chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức XH như một yếu tố thụ động , trái lại còn nhấn mạnh , tác động tích cực của YTXH đối với đời sống KT-XH, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của YTXH trong mối quan hệ với TTXH được biểu hiện ở những điểm sau:
YTXH thường lạc hậu so với TTXH: nguyên nhân của đă ̣c điểm này là do YTXH bao giờ cũng đi sau TTXH, YTXH mô ̣t khi đã trở thành những tâ ̣p quán, tâ ̣p tục, tâm lí… thì rất khó xóa bỏ. Mă ̣t khác, YTXH càng khó xóa bỏ hơn khi nó gắn liền với những giai cấp, tầng lớp lạc hâ ̣u khơng muốn xóa bỏ nó.
YTXH có thể vượt trước TTXH : Đó là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH , dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên, những tư tưởng tiến tiến này khơng thốt ly TTXH mà gắn chă ̣t với TTXH.
YTXH có sự kế thừa trong phát triển : Kế thừa ở đây là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hố của cha ông , tiếp thu những yếu tố đặc trưng phù hợp với thực tiễn và loại
bỏ những cái cũ khơng cịn phù hợp nữa . Sự kế thừa thực hiện tính tự giác thơng qua lợi ích của các lực lượng giai cấp phản ánh nó .
VD: Chẳng hạn như để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng ngày nay C.Mac, Ănghen đã kế thừa phép biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật của Feurback nhưng cũng đồng thời loại bỏ những tư tưởng không phù hợp .
Sự tác động lẫn nhau của các hình thức YTXH: Trong giai đoạn lịch sử nhất định, một hình thái YTXH ưu trội vượt lên trên, tác động , chi phối vào các hình thái YTXH khác.
VD: Vào thời kỳ cổ đại ở phương Tây xuất hiện tư tưởng triết học . Trong thời điểm này , triết học là hình thức ưu trội , nó thấm sâu, vận hành các hình thức YTXH khác… Ngày nay thì hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần XH .
Sự tác động trở lại của YTXH với TTXH: Sự tác động của YTXH với TTXH biểu diễn qua hai chiều hướng. Nếu YTXH tiến bộ thì thúc đẩy TTXH phát triển, nếu YTXH lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của TTXH.
c. Ý nghĩa phương pháp luâ ̣n:
Để xây dựng đất nước phát triển , ta phải kiê ̣n tồn phương thức sản xuất, phát triển văn hố (góp phần nâng cao TTXH). Khi đó sẽ làm YTXH phát triển, và đương nhiên đưa XH phát triển.
Ta phải xoá bỏ mọi tàn dư , lạc hậu của xã hội, kế thừa những giá trị tích cực làm nên nền móng cho sự phát triển xã hội . Ta tiếp thu văn minh thế giới dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
D. Vận dụng
Từ cơ sở lý luận trên, trong công cuộc cải cách đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định “Tăng trưởng kinh tế đi lên gắn liền với phát triển
văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường xã hội”
Đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội này của Đảng xuất phát từ nhận thức rõ vai trò quyết định của kinh tế đối với ý thức xã hội. Trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định phát triển kinh tế bằng con đường cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm. Để thực hiện được nhiệm vụ này và bảo đảm sự phát triển toàn diện của xã hội thì đi đơi với tăng trưởng kinh tế phải phát triển văn hóa và giáo dục nhằm phát huy mọi nguồn lực tinh thần của người Việt Nam.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW tại Đại hội VII chỉ rõ : phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện tốt chính sách xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy, với vai trò là nguồn gốc sản sinh ra ý thức xã hội, nền kinh tế phát triển mạnh tạo điều kiện và là tiền đề cho việc lành mạnh hóa các QHSX, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của từng gia đình và của cả dân tộc.
Đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định con đường đi lên CNXH ở nước ta là “Tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trị
chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân”. Nó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, những tàn dư của tư tưởng cũ vẫn cịn, mặt tích cực và tiêu cực trong tình hình tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân hiện nay vẫn cịn đan xen nhau, trong đó mặt tích cực là cơ bản, đã và đang quyết định chiều hướng phát triển của xã hội, là nguyên tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc đổi mới đất nước. Tính tích cực năng động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân ngày càng rõ trên các lĩnh vực xã hội, được phát huy tinh thần đồn kết tương thân tương ái lịng u nước ý thức tự hào tự tôn dân tộc truyền thống cách mạng và lịch sử bản sắc dân tộc được tiếp tục giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, Hiện nay nhiều vấn đề xã hội còn phức tạp, một mặt nền kinh tế thị trường vừa tạo ra những yếu tố tích cực để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhưng mặt khác nó lại vừa tạo ra những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của xã hội đặc biệt là về tư tưởng đạo đức và lối sống. Trong đó những hạn chế mơ hồ về tư tưởng, nhận thức và tình trạng suy thối về đạo đức lối sống cũng khá phổ biến. Sự suy thối về nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ - Đảng viên chưa được ngăn chặn hình thức phai nhạt lý tưởng cách mạng sa sút phẩm chất đạo đức tệ quan liêu tham nhũng lãng phí chủ nghĩa cá nhân tư tưởng cơ hội thực dụng có chiều hướng phát triển. Những mặt tiêu cực là nguy cơ tiềm ẩn liên quan sự mất còn của Đảng, của chế độ.
Từ tình hình đó, Đảng ta chủ trương toàn Đảng phải nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng ngừng bồi dưỡng nâng cao tính chất đạo đức cách mạng và mục tiêu của cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng cần đạt được là xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN. Để thực hiện hai nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay là : nhiệm vụ trọng tâm về tư tưởng là làm cho chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Cịn nhiệm vụ cấp bách về văn hóa là xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc : “Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây
dựng con người VN phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái khoan dung, trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong giáo dục, cộng đồng và xã hội” và nêu cao tinh thần
trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa làm cho gia đình thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; ngăn chặn việc phục hồi các
thủ tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có xu hướng lan rộng trong xã hội “(VK 9 trang
114-116). Mặt khác, trong công cuộc tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa, xây dựng con người mới và nền văn hóa mới, ta phải biết chọn lọc, tiếp thu, kế thừa những thành quả văn minh, những di sản quý giá do loài người tạo ra bao thế hệ những thành tựu văn hóa, khoa học hiện đại đồng thời cũng kiên quyết chống chủ nghĩa hư vô và khuynh hướng siêu giai cấp trong việc kế thừa di sản để lại
Việc tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến việc gia tăng hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội. Việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân tự do làm ăn theo pháp luật sẽ là một tiến bộ về mặt xã hội, là thực hiện dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, từ đó giải quyết tốt hơn việc làm thu nhập và đời sống tạo tiền đề vật chất cho việc xử lý các vấn đề xã hội. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế tự nó khơng thể giải quyết được tất cả các vấn đề xã hội trong đó có sự phân hóa giàu nghèo là khơng tránh khỏi. Do đó, trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, một mặt Đảng và Nhà nước ta chủ trương bảo vệ và khuyến khích cơng dân làm giàu hợp pháp, được hưởng thụ văn hóa, giáo dục đào tạo, chăm lo y tế, được hưởng thụ xứng đáng với công sức, tiền của bỏ vào sản xuất, chống tư tưởng bình quân, ỷ lại, đãi ngộ xứng đáng tài năng; một mặt Đảng và Nhà nước phải chăm lo việc thực hiện phân phối công bằng theo lao động, mở rộng phúc lợi xã hội, đổi mới tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnh. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, tạo phong trào đoàn kết giúp đỡ trong nhân dân theo truyền thống “lá lành đùm lá rách” tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau. Đẩy mạnh hơn nữa chống tham nhũng, bất công xã hội nghiêm trọng hiện
nay. Cải cách chế độ tiền lương để người lao động hăng hái làm việc đủ sống và nâng cao mức sống, mức đóng góp cho xã hội.
Ngược lại chính việc giải quyết tốt những vấn đề xã hội là điều kiện quyết định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chúng ta khơng thể sớm có ngay một xã hội tốt đẹp trong khi kinh tế nước ta còn kém phát triển, năng suất lao động thấp, kinh tế kỹ thuật còn lạc hậu nhưng ta phải kết hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội.
Tóm lại, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Đảng đã xác định đúng đắn đường lối phát triển kinh tế gắn chặt với công bằng xã hội và phát triển mạnh mẽ văn hóa giàu bản sắc dân tộc ở nước ta, đó là điều kiện đảm bảo sự thành cơng và bền vững cho tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Ở nước ta , trong thời kỳ trước đổi mới . Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắt bệnh chủ quan duy ý chí trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng vật chất kỹ thuật và cải tạo xã hội chủ nghĩa ; về bố trí cơ cấu kinh tế ;về việc sử dụng các thành phần kinh tế ….
Trong những năm 1976-1980 trên thực tế chúng ta chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hố trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết đó là lực lượng sản xuất còn nhỏ bé , chưa phát triển , còn chủ yếu là sản xuất nhỏ , lạc hậu , kinh tế hàng hoá chưa phát triển . Chúng ta chỉ muốn đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội mà khơng tính đến điều kiện thực tế của đất nước .
Trong bố trí cơ cấu kinh tế ,trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư , thường chỉ xuất phát từ mong muốn đi nhanh , khơng tính đến điều kiện và khả năng thực tế đề ra những chỉ tiêu kế hoạch hoá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất .
Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ,sử dụng các thành phần kinh tế , đã có hiện tượng nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa , nhanh chống biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh trong khi đúng ra là phải duy trì thực hiện phát triển các thành phần kinh tế theo từng bước đi thích hợp , phù hợp với thời kỳ quá độ trong một thời gian tương đối dài để phát triển lực lượng sản xuất .
Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy ý chí trên là do sự lạc hậu ,yếu kém về lý luận ,do tâm lý của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao cấp .
Văn kiện Đại Hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng ta đã nêu lên bài học :”Đảng ta luôn luôn xuất phát từ thực tế ,tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan . Năng lực nhận thức và hành động theo qui luật là điều kiên đảm bảo sự lảnh đạo đúng đắn của Đảng ” (VKĐH 6, trang 30 ).
Chúng ta biết rằng quan điểm khách quan đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng ,phải thừa nhận và tơn trọng tính khách quan của vật chất , của các qui luật tự nhiên và xã hội , không được xuất phát từ ý muốn chủ quan .