Đảng CSVN đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Đề cương triết thi cuối kỳ (Trang 27 - 29)

- Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

c. Đảng CSVN đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Lịch sử xã hội loài người đã trãi qua 4 hình thái KTXH, đó là : chế độ cơng sản nguyên thủy, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đang trãi qua thời kỳ quá độ của CNXH, giai đoạn đầu tiên của CNCS. Mác cho rằng không phải quốc gia, dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội đã có trong lịch sử. Do những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định, một quốc gia, dân tộc nào đó có thể bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nhất định nào đó để tiến lên một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn. Đó cũng là q trình lịch sử tự nhiên nhưng mang tính đặc thù, rút ngắn lịch sử. Tuy nhiên, phát triển rút ngắn địi hỏi phải có những điều kiện khách quan và chủ quan mới có thể thực hiện được. Lê-nin cũng đã nói con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể có những hình thức khác nhau; điều đó tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Theo người, hình thức quá độ trực tiếp là con đường phát triển tuần tự từ CNTB lên CNXH; cịn hình thức q độ gián tiếp là con đường phát triển rút ngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên CNXH. Mọi sự phát triển rút ngắn đều phải nhằm mục đích cuối cùng là tạo

ra sự phát triển vượt bậc, thậm chí là nhảy vọt của lực lượng sản xuất và do vậy, về thực chất, phát triển rút ngắn chỉ có thể là rút ngắn các giai đoạn hay bước đi trong tiến trình phát triển liên tục của lực lượng sản xuất

Dựa vào học thuyết của Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, Đảng ta đã vận dụng những lý luận này vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, chọn lựa con đường phát triển rút ngắn - tức là đi lên CNXH không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sự chọn lựa đó dựa trên những yếu tố khách quan và chủ quan như sau :

Về khách quan, thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm

vi toàn thế giới và theo quy luật tiến hóa của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới CNXH. Văn kiện Đại hội IX đã chỉ rõ mặc dù trước mắt CNTB vẫn còn tiếp tục phát triển nhưng nó khơng giải quyết được mâu thuẩn cơ bản giữa quan hệ sản xuất đã lạc hậu với lực lượng sản xuất phát triển mạnh, từ đó làm cho lực lượng sản xuất chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó, dẫn đến những suy thối kinh tế tất yếu xảy ra và cùng với nó là sự khủng hoảng về chính trị. Bỡi lẽ, phương thức sản xuất TBCN làm cho quy mô của các công ty tư bản sẽ ngày càng lớn do hệ quả của các cuộc khủng hoảng kinh niên và mang tính tàn phá của nền kinh tế tư bản. Cùng với chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân cực xã hội là vô cùng sâu sắc, sự phân hóa giàu nghèo được đẩy tới đỉnh điểm. Ở đây của cải ngày càng tập trung vào một số nhỏ các cá nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối lập là những người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển và đơng đảo những người cùng khổ, đói rét ở các nước tư bản đang phát triển. Mặt khác, nội dung vật chất của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư mang hình thức giá trị trao đổi (tức là vàng bạc hay tiền tệ), làm cho lòng thèm khát tăng lao động thặng dư và khát vọng làm giàu trên cơ sở đó được đẩy tới cực độ. Hệ quả của thực tế đó chắc chắn sẽ đúng như sự tiên đốn của C. Mác: "cùng với sự phát triển của đại cơng nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản

phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sinh ra những người đào huyệt chơn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều tất yếu như nhau".

Mặt khác, thế kỷ XXI là thế kỷ khoa học và công nghệ có những bước nhảy vọt, kinh tế trí thức ngày càng có vai trị nổi bật trong sự ảnh hưởng đến quá trình lực lượng sản xuất của các quốc gia. Bên cạnh đó, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với mọi nước, nhất là các nước đang phát triển, vừa là thời cơ vừa là thách thức. Đối với nước ta, thời cơ lớn hơn thách thức. Chúng ta chẳng những có khả năng tiếp cận những tiến bộ KHKT, tranh thủ nắm bắt và vận dụng những thành tựu khoa học và cơng nghệ sản xuất, trình độ sản xuất, kỹ năng

lao động, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của con người để nhanh chóng xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại mà cịn có khả năng tạo ra thời cơ nếu ta có đường lối đúng, có bản

lĩnh để thực hiện đường lối đó.

Trong thời gian qua nền kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Cơ cấu của từng ngành cũng có sự chuyển dịch dần theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh hơn đối với thị trường trong và ngoài nước. Tỉ lệ huy động vốn cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng , các nguồn lực trong xã hội được huy động tốt hơn, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơ sở hạ tầng có tiến bộ, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên.

Về chủ quan, Qua hơn 20 năm thực hiện những nội dung đối mới đó, nền kinh tế nước ta

đã có những bước chuyển tích cực trong việc xây dựng nền tảng cơ sở vật chất cho CNXH. Tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, mở rộng quan hệ quốc tế. Tỷ lệ đói nghèo giảm với khoảng 25 triệu người thốt khỏi đói nghèo. Song song với sự thành tựu về kinh tế là sự đổi mới về kiến trúc thượng tầng bắt đầu từ việc đổi mới về chính trị. Đảng cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ một bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn. Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc điều hành và quản lý đất nước. Chúng ta đã có bài học của ba mươi năm lãnh đạo xây dựng kinh tế trong hịa bình với tư cách của một Đảng cầm quyền duy nhất của một nước có gần 90 triệu dân vốn cần cù, thơng minh và giàu nghị lực sáng tạo. Đó là những yếu tố chủ yếu đảm bảo sự thành công cho sự nghiệp xây dựng CNXH

Qua nghiên cứu, tổng kết thực tiển với tư duy quan điểm mới Đảng ta đã nhìn nhận vấn đề bỏ qua “giai đoạn” hay “thời kỳ” đơn thuần là rút ngắn thời gian trên cơ sở có được những điều kiện, thời cơ và tiền đề vật chất quan trọng nhất đó là sự phát triển của LLSX và sự trưởng thành của giai cấp vơ sản. Cụ thể hố nội dung “bỏ qua”, đại hội ĐBTQ lần IX của Đảng đã nêu rõ :”Bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền KT hiện đại”. Nghĩa là chúng ta thừa nhận sự tồn nền KT nhiều thành phần theo định hướng XCHN. Có tiếp nhận, cải tạo các quan hệ sản xuất cũ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy mọi thành phần kinh tế, nâng sức sản xuất của XH, tạo ra thật nhiều sản phẩm phong phú có sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời thông qua sự nghiệp CNH-HĐH – đây là nội dung mang tính quyết định và đột phá nhằm nâng tầm về chất của LLSX và xây dựng LLSX cần thiết cho chế độ mới. Sự nghiệp CNH phải đi đôi với HĐH nghĩa là trong xu thế tất yếu của tồn cầu hố kinh tế và trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay chúng ta tiếp tục đường lối kinh tế đối ngoại rộng mở, hồ nhập đi trước đón đầu, mở cửa hiện đại hố ra bên ngồi tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại của nhân loại, chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu đó là xây dựng LLSX phát triển với thiết bị hiện đại, công nghệ hàng đầu, đặc biệt là đào tạo lực lượng lao động có trình độ chun mơn hố cao là điều kiện cần thiết để nền KT phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả.

Tóm lại ”XD CNXH bỏ qua chế độ TBCN tạo ra sự biến đổi về chất của XH, trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp, cho nên phải trãi qua một thời kỳ quá độ lâu

dài với nhiều chặn đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế XH có tính chất q độ” là quan điểm đúng đắn của Đảng ta trong việc vận dụng một cách hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, phù hợp với tình hình đất nước. Phù hợp với tiến trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển xã hội.

Câu 12: Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. sự vận dụng của đảng ta đối với vấn đề này

Mác-Ăngghen, Lê nin luôn ln nhấn mạnh vai trị sản xuất vật chất xã hội trong quá trình phát triển của nhân loại, đặc biệt là sự phát triển của LLSX, nhưng không bao giờ xem nhẹ vai trị của tính tích cực của con người và kiến trúc thượng tầng. Từ tiếp cận hiện thực của mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần XH , để XH phát triển theo quy luật tự nhiên, cần nhận thức khách quan khoa học nguồn gốc, động lực của sự phát triển, và nhất thiết phải thủ tiêu mọi kìm hãm về xã hội, giai cấp, dân tộc để động lực XH trong LLSX luôn phát triển. Nếu chúng ta thấm nhuần sâu sắc, biện chứng quá trình vận động của từng HT KT- XH cũng như quá độ của một HT KT-XH này đến một HT KT-XH cao hơn thì chắn chắn dễ tiếp thu việc phát triển KT nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Vì chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh dạy chúng ta lấy sự phát triển LLSX, nâng cao đời sống với nhân dân lao động làm mục đích cao nhất, đó là quy luật, động lực phát triển của XH Việt Nam trongf thời kỳ quá độ.

Xã hội loài người tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan và những quy luật đó được thực hiện thơng qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, nhận thức đúng đắn bản chất của ý thức xã hội và sự chuyển hóa từ tư tưởng thành hiện thực trong đời sống xã hội có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu lịch sử xã hội loài người. Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong phương hướng đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định “Tăng trưởng kinh tế đi lên gắn liền với phát triển văn

hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường xã hội”.

Một phần của tài liệu Đề cương triết thi cuối kỳ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)