Thiết kế dạy học số

Một phần của tài liệu TaiLieuDayHocSo_Bài 1 (Trang 56 - 59)

3.1. Yêu cầu sư phạm và công nghệ đối với thiết kế dạy học số

3.1.1. Yêu cầu sư phạm đối với thiết kế dạy học số

Khi thiết kế dạy học số phải chú ý đến 3 giai đoạn sau: Chuẩn bị; Hướng dẫn học tập và thực hành; Phản hồi, đánh giá.

Giai đoạn 1. Chuẩn bị. Trong giai đoạn này cần thực hiện 3 nhiệm vụ: thu hút sự chú ý; nêu ra mục tiêu của bài học và khuyến khích nhớ lại/tái hiện bài cũ/kiến thức học gần đây.

Thu hút sự chú ý: Cần sử dụng nhiều phương tiện truyền thơng có thể có hiệu

quả, nhưng nên thận trọng vì người học có thể trở nên nhàm chán hoặc lo sợ. Ngoài ra, cần chú trọng liên kết những vấn đề trong hướng dẫn tới thế giới thực và tạo các cơ hội tốt cho các hoạt động tương tác.

Nêu ra mục tiêu của bài học: Diễn tả các mục tiêu rõ ràng nhất đến mức có thể,

vì đặc trưng của giải pháphọc trực tuyến là tự quản lý. Mục tiêu phải diễn đạt được học viên nên đạt những kỹ năng/năng lực cơ bản và điều kiện để đạt mục tiêu đề ra (điều kiện, kỹ năng máy tính,…).

Khuyến khích nhớ lại/tái hiện: Chỉ ra những nội dung cần được ôn tập cho người

học; cần tiếp tục kế thừacác bài học trước.

Giai đoạn 2. Hướng dẫn học tập và thực hành. Giai đoạn này cần phải: sử dụng phương tiện truyền thơng theo cách thực sự có ý nghĩa; hướng dẫn học tập và khuyến khích thực hành.

58

Sử dụng phương tiện truyền thông theo cách thực sự có ý nghĩa: Không bắt

buộc học viên đọc các tài liệu mà họ đã hiểu/được học ở mô đun trước; đưa ra những hướng dẫn có thể dự đốn được và cho phép người học tiếp tục kiểm sốt q trình học tập của họ.

Hướng dẫn học tập: Nên sẵn có 1 người hướng dẫn học tập (qua email, chat…);

hướng dẫn cần rõ ràng, hỗ trợ hiệu quả cho học tập.

Khuyến khích thực hành: Hầu hết hệ thống truyền tải của học trực tuyến đều là

các dạng câu hỏi dựa trên máy tính (lựa chọn nhiều phương án, mô phỏng). Hướng thực hành trên máy tính gắn liền với những yêu cầu đối với người học trong công việc thực tế.

Giai đoạn 3. Phản hồi, đánh giá. Giai đoạn này cần đưa ra: câu hỏi hướng dẫn; đánh giá thực hành và nâng cao khả năng ghi nhớ của người học.

Câu hỏi hướng dẫn: Dự đoán các câu trả lời khơng chính xác; nêu cụ thể tất cả

các phản hồi của người hướng dẫn (Không chỉ đơn giản là: “làm rất tốt” hoặc “làm lại” ); tránh làm giảm tập trung của người học bằng những phần thưởng điện tử, điều này sẽ làm chậm tốc độ học tập.

Đánh giá thực hành: Do máy tính là cơng cụ đánh giá nên các câu hỏi phải được

thiết kế rõ ràng để khơng có sự nhầm lẫn khi trả lời; có các gợi ý “bước tiếp theo” dựa trên kết quả và chắc chắn rằng người học biết chính xác mong đợi của mình là gì.

Nâng cao khả năng ghi nhớ: Nhấn mạnh “công việc thực tế” của người học rất

quan trọng trong thiết kế nội dung; Thông báo với người học về người/địa chỉ liên hệ để họ có thể tìm kiếm thêm thơng tin hoặc giúp đỡ.

Các yêu cầu về câu hỏi, phản hồi, đánh giá

Yêu cầu về câu hỏi: rõ ràng; chọn được câu trả lời đúng nhất; kết hợp cùng với

mục tiêu; kiểm tra ý chính; ngắn gọn nhất đến mức có thể; câu hỏi khác với những câu hỏi trong bài giảng trực tiếp; đưa ra những kỹ năng liên quan đến bài tập; sử dụng những lựa chọn đáng tin cậy

Yêu cầu về phản hồi của GV: phân tích các câu trả lời và trả lời lại những phản hồi cụ thể; luôn luôn trả lời câu hỏi “tại sao câu trả lời đúng hoặc không đúng?”; luôn luôn chú ý tới kiểm tra lại cả q trình; ln ln thơng báo với SV đã đạt được mục đích nào và cái nào chưa đạt được; đưa ra lựa chọn, dù có hay khơng SV nào đạt mục tiêu đề ra.

Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được các yêu cầu trên, GV cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- GV phải có kiến thức, kỹ năng về các loại bài giảng để lựa chọn loại bài giảng phù hợp với năng lực của bản thân cũng như điều kiện giảng dạy của nhà trường để thực hiện tốt được nhiệm vụ giảng dạy. Khi thiết kế bài giảng, GV cần phải có định

59

hướng chi tiết về các chủ đề của bài giảng; phải trình bày rõ ràng và mạch lạc nội dung bài giảng; có hệ thống và truyền tải được các nội dung; phân tích sự kiện, hiện tượng chi tiết, rõ ràng và phải có tóm tắt khái quát chung về chúng.

- GV khi thiết kế bài giảng trực tuyến phải đưa ra được: (i) Ý tưởng về bài giảng: Học cái gì?; (ii) Cơng nghệ phù hợp: học như thế nào, tiến trình học tập là gì? (iii) Đánh giá: Làm thế nào để biết SV tiến bộ và đạt mục tiêu học tập? Bên cạnh đó, GV cần phải đảm bảo bài giảng phải có cấu trúc tương ứng với các giai đoạn học tập: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn học tập và khuyến khích thực hành và giai đoạn phản hồi/đánh giá.

- Đặc biệt, để thiết kế được bài giảng dạy học trực tuyến có chất lượng địi hỏi GV phải có các kiến thức cũng như kĩ năng sử dụng vi tính, các phần mềm hỗ trợ cũng như việc khai thác thông tin trên nền tảng Internet tốt. Đồng thời, để thiết kế bài giảng E-Learning, GV cần phải chọn được phần mềm phù hợp trong số rất nhiều phần mềm như Adobe Presenter, Lecture MAKER, MS Producer, Articulate , Adobe Authorware, Adobe Captivate, Adobe Connect, Adobe Director, Wondershare PPT2flash, Camtasia, LMS Dokeos, LMS Moodle, Lectora,…

3.1.2. Yêu cầu công nghệ đối với thiết kế dạy học số

- GV trực tiếp giảng dạy phải là những người nắm vững về kiến thức chuyên mơn, có kỹ năng sư phạm, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc giảng dạy, biết cách định hướng SV theo đúng mục tiêu bài học đã đề ra.

- GV phải lựa chọn được hệ thống phần mềm phù hợp để thưc hiện quá trình giảng dạy trực tuyến. Hiện nay có rất nhiều phần mềm dạy học trực tuyến được ra đời, nhưng lựa chọn phần mềm nào cho phù hợp với nhu cầu và đặc thù của cơ sở giáo dục của mình thì cũng là một vấn đề đặt ra. Các phần mềm mã nguồn mở hoặc miễn phí như Google Classroom, hay Moodle thường khó tùy biến và cần có thời gian để người học và người dùng làm quen. Các giải pháp phần mềm có trả phí như Zoom hay Skype hoặc các giải pháp do các công ty/tổ chức phát triển riêng cho từng trường thường có chi phí cao.

3.2. Kết xuất học liệu số với ứng dụng (LMS) trong dạy học trực tuyến (Google Classroom, Moodle) (Google Classroom, Moodle)

Để đưa các học liệu số như bài giảng số, các video hướng dẫn,… lên trên các nền tảng quản lý nội dung học tập LMS thì cần phải xuất bản sang các định dạng được hỗ trợ bởi các hệ thông này tuy nhiên hầu hết các nền tảng ngày nay đều hỗ trợ chuẩn SCOM một chuẩn quốc tế cho các học liệu số.

60

Dạng chuẩn này được sử dụng để đóng gói bài giảng được thiết kế trên các hệ thống quản lý học tập không phải Moodle hoặc trên các phần mềm thiết kế bài giảng khác như : Powerpoint, Violet, Libre Office Impress, Flash, Web, google Classroom...

Tùy theo phần mềm cũng như hệ thống mà có cách đóng giói khác nhau, đối với hệ thống có sẵn chức năng kết xuất bài giảng về dạng Scorms thì thí sinh chỉ cần sử dụng chức năng này kết xuất thành tệp tin đóng gói chuẩn Scorm tệp tin này thường được nén dưới dạng .zip file bên trong có cấu trúc chuẩn scorm đã đóng gói. Đối với các phần mềm hoặc hệ thống không hỗ trợ xuất bản dưới dạng chuẩn SCORM thí sinh có thể sử dụng thêm một phần mềm hỗ trợ để đóng giói thành chuẩn SCORM hoặc xây dựng chuẩn cấu trúc SCORM rồi đóng giói thành một file nén zip.

Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống có hỗ trợ 1. Truy cập vào phần mềm hoặc hệ thống hỗ trợ học tập

2. Xuất bản bài giảng sang SCORM 3. Tải bài giảng SCORM

4. Import vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống khơng hỗ trợ thí sinh sử dụng một phần mềm đóng giói từ hãng thứ 3

Tải dữ liệu bài giảng về

Sử dụng phần mềm biên tập hỗ trợ đóng giói dạng chuẩn SCORM Đóng giói bài giảng thành dạng SCORM

Import file đóng gói SCORM vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng đóng giói bài giảng SCORM mà thí sinh có thể tham khảo trong q trình thiết kế bài giảng : Adobe Presenter, MicroSoft Office Mix, iSpring, …

Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống khơng hỗ trợ đóng giói SCORM thí sinh tự cấu trúc bài giảng và đóng khơng sử dụng phần mềm của hãng thứ 3:

- Tạo 1 thư mục gốc để chứa các file thành phần

- Tạo (copy) các file hệ thống của SCORM vào thư mục gốc - Tạo (copy) các file của bài học vào thư mục gốc

- Biên tập file imsmanifest.xml cho phù hợp với các file của bài học - Đóng gói tất cả các file vào một file zip.

- Import file đóng gói SCORM vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Để đóng giói theo cách này thí sinh có thể tải các file hệ thống của SCORM cũng như xem cấu trúc tệp tin biên tập imsmanifest.xml trên trang web scorm.com có thể tham khảo tại link https://scorm.com/scorm-explained/technical-scorm/content- packaging/xml-schema-definition-files/

Một phần của tài liệu TaiLieuDayHocSo_Bài 1 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)