Giải pháp, định hướng cho chính sách tìm kiếm việc làm cho ngườ

Một phần của tài liệu Tiểu luận csxh huy quy trình hoạch định và tổ chức của chính sách ASXH (Trang 28 - 32)

người lao động

- Định hướng:

Trong bối cảnh thời đại tồn cầu hóa - tự do hóa, liên kết, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ với cơng nghệ và trí tuệ quyết định sự thành công của mỗi quốc gia, doanh nghiệp; xu thế mở rộng và phát triển các ngành sử dụng cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động; những thách thức trong việc tạo cơ hội việc làm có năng suất cao hơn ở khu vực nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn lao động hướng tới việc làm năng suất, chất lượng cao… vừa đem lại những cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với nước ta trong giải quyết việc làm cho NLĐ. Để đảm bảo phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao mức sống của người dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục Việc làm đã và đang tham mưu giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính sau:

+ Tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách về việc làm, TTLĐ phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của đất nước trong bối cảnh hội nhập: nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động lớn tuổi, nhất là trong bối cảnh

tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0; các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội;

+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ tạo việc làm như Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020; hoạt động hỗ trợ tạo việc làm qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; lồng ghép chính sách việc làm cơng trong các chương trình, dự án phát triển KT-XH...;

+ Hồn thiện hệ thống thơng tin TTLĐ; đẩy mạnh thu thập, cập nhật và phân tích thơng tin TTLĐ và thơng tin về tình hình biến động, nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng dự báo TTLĐ trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo... giúp NLĐ, nhất là thanh niên, sinh viên lựa chọn và quyết định học nghề, tiếp cận việc làm phù hợp;

+ Nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm DVVL trong tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; nâng tần suất phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm phù hợp tại cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động DVVL;

+ Thực hiện có hiệu quả chính sách BHTN theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ khi thất nghiệp để sớm quay trở lại TTLĐ; tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHTN;

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc làm nhằm nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm. Cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa

phương trong quản lý Nhà nước về việc làm; thực hiện dân chủ, cơng khai, minh bạch về chính sách, chế độ đối với người dân.

- Giải pháp:

+ Đẩy mạnh các chính sách giáo dục – đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, đẩy mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.

+ Phát triển các trường dạy nghề để đào tạo nguồn lao động có trình độ chun mơn cao, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc học hỏi, nâng cao trình độ, tay nghề.

+ Hỗ trợ học phí cho các học viên về các ngành nghề mà các DN Nhật Bản cần nhưng ít người được học như cơ khí.

+ Phát triển mạng lưới thơng tin thị trường, giới thiệu các cơ sở tuyển dụng việc làm cho người Nhật như trang Vieclambank.com đến đông đảo người lao động, giúp họ dễ dàng tìm được việc thích hợp.

+ Xây dựng chế độ tiền lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên một cách hợp lý. Cần có chế độ thưởng, phạt cơng khai, rõ ràng theo năng lực và thành tích cá nhân như các DN Nhật áp dụng cho nhân viên của mình sẽ tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng mà họ đang có.

+ Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% vừa là yêu cầu của sự phát triển vừa là địi hỏi của tạo cơng ăn việc làm.

+ Trong điều kiện khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước là lao động nông nghiệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng hợp hàng đầu để từng bước khắc phục tình trạnh này là phải dồn sức cho sự phát triển tồn diện nơng - lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống hướng đầu tư vào phát triển các cây trồng, vật ni đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu.

+ Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ trợ công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây

dựng có chọn lọc một số cơ sở nơng nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở cơng nghiệp nặng; về dầu khí, xi măng, cơ khí điện tử, thép, phân bón, hố chất.

+ Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thiết thực và bực xúc cho phát triển.

+ Phát triển các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực vận tải thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, cơng nghệ, pháp lý...

Để có được tốc độ phát triển trên tạo mở thêm nhiều việc làm cho người lao động, phải có chính sách huy động tối đa các nguồn vốn bên ngoài, tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội, đưa tỷ lệ này đạt khoảng 30% GDP năm 2001.

+ Tạo ra một mơi trường pháp lý đồng bộ khuyến khích tạo mở và duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm.

Bộ luật lao động của nược ta là cơ sở pháp lý căn bản của vấn đề việc làm. Tuy nhiên việc khuyến khích tự tạo việc làm chỉ trở thành hiện thực trong cuộc sống khi các văn bản hướng dẫn thực hiện bộ luật lao động cũng như các văn bản khác về đầu tư, về tài chính - tín dụng, bổ sung tồn thiện có xem xét kỹ lượng đến vấn đề này một cách động bộ.

+ Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong việc tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế cụ thể về.

 Khuyến khích sử dụng lao động nữ.

 Khuyến khích sử lao động là người tàn tật.

 Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật.

 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

+ Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và cơng cộng.

+ Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao độg thuộc diện chính sách ưu đãi, lao động thuộc đối tượng yếu thế.

+ Phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm.

Trung tâm dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì muc tiêu xã hội. Nó là chiếc cầu rất quan trọng và không thể thiếu giữa cung và cầu lao động. Chức năng cơ bản của nó là. Tư vấn, cung cấp thơng tin cho người lao động và sử dụng lao độnh và học nghề, việc làm, về những vẫn đề có liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động dạy nghề gắn với việc làm, tổ chức sản xuất ở quy mơ thích hợp để tận dụng năng lực thiết bị thực hành. Nó cịn là cách tay quản lý nhà nước thông qua cung và cần, việc làm lao động.

Như vậy, với những hướng giải quyết đơn giản như trên nhưng có thể trong tương lai gần Việt Nam sẽ thu hút them được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận csxh huy quy trình hoạch định và tổ chức của chính sách ASXH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w