Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt

Một phần của tài liệu p-dụng-pháp-luật-hình-sự-từ-thực-tiễn-quận-Liên-Chiểu-thành-phố-Đà-Nẵng (Trang 39 - 41)

2.3.1. Mức phạt tiền

Mức phạt tiền được hiểu là định lượng tiền phạt cụ thể trong từng trường hợp phạm tội cụ thể áp dụng đối với người bị kết án.

Khoản 3 điều 30 BLHS năm 1999 quy định: mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.

BLHS năm 1999 khơng có phân biệt cụ thể về mức phạt tiền khi là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung trong Phần chung của Bộ luật mà mức phạt tiền được quy định trong Phần các tội phạm cụ thể theo nguyên tắc tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt càng nghiêm khắc.

Khi quyết định mức phạt tiền cho dù đó là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung thì ngồi căn cứ vào các nguyên tắc của pháp luật hình sự như: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc các thể hóa hình phạt, ngun tắc cơng bằng; căn cứ vào quy định của Luật như: căn cứ quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì Tịa án cịn phải xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả để có thể quyết định một mức hình

35

phạt tiền phù hợp, tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện, đồng thời đảm bảo tính khả thi của hình phạt đã tun, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước đối với nguời phạm tội.

Mức phạt tiền được BLHS năm 1999 quy định tối thiểu là một triệu đồng. Quy định này đã: “Khắc phục đựơc hạn chế của BLHS 1985 tạo cơ sở pháp lí cho việc quy

định và áp dụng Điều 47 BLHS năm 1999. Đồng thời làm căn cứ cho việc quy định mức hình phạt tối thiểu và tối đa tại các điều luật cụ thể. Thể hiện rõ tính nghiêm khắc của chế tài hình sự với các chế tài khác (hành chính, kinh tế...)” [61, tr.63].

* Nghiên cứu toàn bộ các chế tài phạt tiền cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS chúng ta có thể thấy mức phạt tiền được quy định theo 2 cách sau:

- Cách thứ nhất: Quy định phạt tiền từ mức tối thiểu đến mức tối đa.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 164 - Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả quy định: “ ...thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng…" . Hay khoản 5 điều 133 - Tội cướp tài sản quy định: “người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10

triệu đồng đến 100 triều đồng...”

Theo cách quy định này thì mức phạt tiền tối thiểu là 1 triệu đồng (ví dụ: khoản 1 Điều 245 - Tội gây rối trật tự công cộng) và mức tối đa đối với hình phạt chính là 1 tỷ đồng (ví dụ: khoản 1 Điều 185 - Tội đưa chất thảo vào lãnh thổ Việt Nam), đối với hình phạt bổ sung là 500 triệu đồng (ví dụ: khoản 5 Điều 193 - Tội sản xuất trái phép chất ma túy). Có 74/76 điều luật quy định hình phạt tiền là hình phạt chính và 102/110 điều luật quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được thiết kế theo cách này.

- Cách thứ hai: Quy định mức phạt tiền theo bội số tiền phạm pháp, thu lợi bất chính với mức thấp nhất là một lần và mức cao nhất là mười lần đối với hình phạt chính, năm lần đối với hình phạt bổ sung. Có 2/76 điều luật quy định phạt tiền là hình phạt chính được thiết kế theo cách này, đó là Điều 161 (Tội trốn thuế) và Điều 163 (Tội cho vay nặng lãi). Có 8/110 điều luật quy định phạt tiền là hình phạt bổ được thiết kế theo cách này, đó là Điều 161 (Tội trốn thuế), điều 163 (Tội cho vay nặng lãi), điều 251 (Tội rửa tiền), điều 279 (Tội hối lộ), điều 283 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi), điều 289 (Tội đưa hối lộ), điều 290 (Tội làm môi giới hối lộ), điều 291 (Tội lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ,

36 quyền hạn để trục lợi).

- Khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu phổ biến là mức tối đa gấp 10

lần mức tối thiểu như khoản 1 các điều 142, 153, 155, 158, 159, 160, 162 đến 164, 164b, 168, 170a, 171, 173, 175, 177, 182, 182a, 182b, 187 đến 191a, 202, 205, 208, 224 đến 226b, 228, 229, 245, 247, 248, 250, 253, 266, 268, 271 đến 274 và khoản 4 Điều 209.

- Có một số tội mức tối đa gấp 20 lần mức tối thiểu như khoản 1 các Điều 172,

201, 220. Mức tối đa gấp 30 lần mức tối thiểu như tại khoản 1 Điều 249. Mức tối đa gấp 50 lần mức tối thiểu như khoản 1 Điều 178...

2.3.2. Cách thức nộp tiền phạt

BLHS năm 1985 khơng có quy định về cách thức nộp tiền phạt. BLHS năm 1999 quy định: Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án.

Một phần của tài liệu p-dụng-pháp-luật-hình-sự-từ-thực-tiễn-quận-Liên-Chiểu-thành-phố-Đà-Nẵng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)