Các giải pháp tăng cường quản lý mạng xã hộ

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý MXH ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 46)

Do tính mở của cơng nghệ, tính hai mặt của thông tin trên internet và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên internet, các giải phải pháp quản lý phải hướng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của internet; các biện pháp cấm đoán cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế. Vì vậy, chính sách quản lý phải là sự kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả giải pháp

hành chính, giải pháp kỹ thuật và giải pháp tuyên truyền giáo dục, trong đó tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng internet là giải pháp thường xuyên, liên tục, lâu dài và đóng vai trị chủ đạo để người dùng internet từng bước thích ứng một cách tích cực với mơi trường mạng, biết sàng lọc thơng tin xấu, tiếp nhận thơng tin hữu ích.

2.4.1. Tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội

Nhóm đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước với mạng xã hội. Đây là nhóm đối tượng đặc biệt, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: Cần sớm rà sốt, bổ sung, hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, cơng khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thơng tin Internet trên lãnh thổ Việt Nam. Rà sốt và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nước. Nghiên cứu đề xuất, đàm phán các cơ chế phối hợp giữa các quốc gia trong việc quản lý các dịch vụ thông tin xuyên biên giới, phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, cơng khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin internet trên lãnh thổ Việt Nam.

- Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn;

- Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nước;

- Nghiên cứu đề xuất, đàm phán các cơ chế phối hợp giữa các quốc gia trong việc quản lý các dịch vụ thông tin xuyên biên giới phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Đẩy mạnh việc quản lý thơng tin nhằm phát huy tính tích cực, ngăn chặn và đẩy lùi những hệ lụy tiêu cực từ sự tương tác giữa các cá nhân, tổ chức thơng qua Internet tạo ra. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Thơng tin và Truyền thông cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan cần nghiên cứu, đánh giá và đưa ra một cơ chế, chính sách phù hợp trong việc quản lý thông tin trên Internet.

Tham mưu, đề xuất và ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm khuyến khích phát triển một số dịch vụ Internet quan trọng để thu hút người dùng Việt Nam; tập trung phát triển các dịch vụ quan trọng nhất, như mạng xã hội, cơng cụ tìm kiếm và các dịch vụ giải trí trực tuyến.

Song trùng với việc quản lý thông tin bằng pháp lý, Nhà nước cần có những biện pháp trong xây dựng và quản lý văn hóa mạng nói riêng, Internet nói chung từ Trung ương đến địa phương, trong đó nhân tố quan trọng là các tổ chức, các nhân cụ thể, tránh tình trạng chung chung, vơ trách nhiệm.

Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý về cả hành chính và kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm theo pháp luật.

2.4.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơng ty cơng nghệ và nhà mạng

Đối với Nhóm đối tượng là các cơng ty cơng nghệ, các nhà mạng. Đối với nhóm đối tượng này, nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn kinh doanh tại Việt Nam và khuyến cáo các công ty công nghệ áp dụng, trong đó có những cảnh báo về các chuẩn mực đạo đức mà nhà mạng đòi hỏi. Việc ngăn chặn tác động xấu và yêu cầu các sản phẩm nước ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy định luật pháp Việt Nam trên môi trường Internet cần được tiến hành bằng cả giải pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật một cách nghiêm túc.

Nhiều tờ báo đã bỏ qua khâu thẩm định để đăng tải các thông tin từ mạng xã hội, gây nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này thực sự

đáng lo ngại, khi chúng ta hiện có hơn 35 triệu sử dụng Internet, trong đó, có khoảng 30 triệu người sử dụng các trang mạng xã hội, phổ biến nhất là Facebook. Mạng xã hội đang trở thành một “thế lực” thách thức báo chí hiện đại.

Trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay, mối quan hệ giữa thơng tin chính thống của báo chí và mạng xã hội rất cần thiết nếu chúng ta biết khai thác và phát huy tốt những thông tin từ mạng xã hội. Bởi những thông tin này sẽ giúp cho cơ quan báo chí trong việc phát hiện, nhưng khi đưa thơng tin, báo chí cần phải thẩm định đúng hay khơng đúng rồi mới đưa lên. Từ đó, giúp người dân hiểu rõ được bản chất của vấn đề.

Có thể khẳng định, mạng xã hội là cánh tay nối dài của báo chí, thơng qua mạng xã hội, báo chí có thể tun truyền những nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân một cách nhanh nhất, đồng thời đấu tranh “diễn biến hịa bình”, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, góp phần củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Cần sự định hướng, đôn đốc và xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, là sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chủ quản và trực tiếp là ý thức, trách nhiệm của người làm báo. Trước nhiều thách thức của báo chí hiện đại, hơn lúc nào hết, bên cạnh “trái tim nóng”, người làm báo phải thật sự là cây bút có lương tri, có trí tuệ, có bản lĩnh chính trị, có một “cái đầu lạnh” để khơng bước qua lằn ranh nhiều khi mong manh giữa đạo đức hành nghề và sự cám dỗ vật chất.

Nhà báo phải luôn giữ tâm nghề, tự đổi mới chính mình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, trung thực, khách quan phục vụ kịp thời quyền lợi của cơng chúng. Duy trì “mắt sáng, lịng trong, bút sắc” để làm được những điều này cần sự vào cuộc và rèn luyện đạo đức từ gốc. Hay nói cách khác, nền móng

đạo đức muốn được xây vững chắc phải bắt đầu bằng việc trau dồi từ các cơ sở đào tạo báo chí.

Một thực tế hiện nay là, số nhà báo được đào tạo bài bản, năng lực tác nghiệp chuyên nghiệp hầu hết đều đầu quân cho những cơ quan báo chí có uy tín, kể cả các cơ quan báo chí của nước ngồi thường trú tại Việt Nam. Và những cơ quan báo chí sử dụng đội ngũ nhà báo được đào tạo chuyên nghiệp thường ít phải xử lý các vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp do phóng viên của mình gây ra.

2.4.3. Nâng cao kỹ năng phân tích, sáng lọc và chia sẻ thơng tin của cơng chúng

Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân trí một cách tồn diện, để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức tự bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thơng tin, hướng dẫn những người xung quanh nhận biết, sàng lọc các thông tin xấu, thông tin độc hại.

Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đồn thể, giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một văn hóa internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của tồn xã hội.

Đối với Nhóm đối tượng là người dùng trên các trang mạng xã hội, cần tăng cường trang bị tri thức về việc phát triển năng lực cá nhân để mỗi người tự ý thức về trách nhiệm, quyền hạn của chính mình khi tham gia mạng xã hội. Nâng cao năng lực cá nhân cần được áp dụng trong cả mơi trường gia đình, nhà trường. Để tăng cường phát triển năng lực cá nhân, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người sử dụng mạng xã hội cũng cần được chú trọng hơn nữa. Đặc biệt cần phải nâng cao giá trị thơng tin của báo chí, để báo chí trở thành cơng cụ định hướng tốt cho công chúng, tránh bỏ mất độc giả.

Cần nâng cao năng lực xã hội cho các cá nhân, đặc biệt là cho nhóm học sinh, sinh viên. Đây là nhóm đối tượng chiếm phần lớn và là nhóm cơng chúng chính trên các trang mạng Internet. Năng lực xã hội giúp cho các cá nhân biết được mình là ai, mình có mối quan hệ như thế nào với cộng đồng, xã hội, với các tổ chức hay cá nhân khác trong xã hội. Nâng cao năng lực xã hội cho các cá nhân nên trở thành các chương trình cụ thể áp dụng trong các trường học, đồng thời thực hiện các chiến dịch truyền thông xã hội lớn để hỗ trợ thông tin cho các hoạt động trong nhà trường.

Từ đó mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức tự bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thơng tin, hướng dẫn những người chung quanh nhận biết, sàng lọc các thông tin xấu, thơng tin độc hại, địi hỏi phải xây dựng một đề án thông tin riêng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đời sống, trình độ nhận thức và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, bảo đảm tính đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương

KẾT LUẬN

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của internet và các thiết bị kỹ thuật số đã giúp mạng xã hội phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy khơng chỉ đem lại những lợi ích, mạng xã hội cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn xã hội. Từ đây đặt

ra nhiều vấn đề đối với quá trình quản lý mạng xã hội đối với Đang và Nhà nước.

Xét về mặt tích cực, mạng xã hội giúp kết bạn với nhiều người dù ở bất cứ nơi đâu, thời gian nào, dễ dàng cập nhật thơng tin và duy trì mối liên hệ với bạn bè,…Đối với doanh nghiệp, sự hiện diện của mạng xã hội không chỉ mang lại nguồn lợi doanh thu, mà quan trọng hơn cịn tạo dựng được uy tín cũng như thương hiệu sản phẩm thông qua sức lan truyền rộng lớn và nhanh chóng.

Tuy nhiên, mạng xã hội vẫn tồn tại những yếu tố tiêu cực khiến các nhà quản lí đau đầu tìm giải pháp. Sẽ chẳng lạ lùng hay khó hiểu nếu một ngày nào đó, bạn thấy được một tấm hình hay đoạn video sex có trên Facebook hay Youtube. Ngồi ra, vấn đề bảo mật cũng hết sức đáng lo.

Nắm bắt được nhu cầu tất yếu của người dân trong việc sử dụng mạng xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã chủ động trong công tác quản lý từ rất sớm. Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật, công tác thanh tra giám sát được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc nhằm phát hiện và kịp thời chấn chỉnh sai phạm, đưa hoạt động của mạng xã hội đi vào khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Việt Nam không cấm mạng xã hội, nhưng mạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái của nó mà chúng ta cần phải hạn chế. Đó là các vấn đề vi phạm bản quyền, phỉ báng gây tổn hại danh dự cá nhân, xâm phạm đời tư, quảng cáo trá hình, ngụy tạo hình ảnh, siêu liên kết với các mạng ngồi...Một thực trạng khác là do tính chất xuyên biên giới nên hiện nay Nhà nước mất một nguồn thu lớn từ các mạng xã hội nước ngoài.

Chúng ta chỉ điều chỉnh những hạn chế và mặt trái của mạng xã hội như nhiều quốc gia khác. Quản lý không phải là ngăn cấm. Đối với những mạng xã hội nước ngồi, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ đàm phán và yêu cầu hoạt động theo đúng khuôn khổ của luật pháp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học quản lý MXH ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 46)