THỰC TRẠNG VỀ VĂN HỐ CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ LÃNH

Một phần của tài liệu Ths CTH văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở cà mau trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 57)

Thực tiễn cách mạng đang đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau phải là những người có năng lực nhận thức các quy luật vận động khách quan của xã hội trên địa bàn tỉnh, nhận ra những vấn đề của đời sống thực tiễn, từ những tiềm năng, cơ hội, thách thức cho đến những mâu thuẫn, hạn chế cụ thể cho sự phát triển. Trên cơ sở đó vận dụng lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn, đề ra những chủ trương, chiến lược, sách lược, phương thức đúng đắn, khoa học để lãnh đạo cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh tiến hành giải quyết các nhiệm vụ cách mạng đã và đang đặt ra.

2.2.1. Về tri thức chính trị

Tri thức chính trị là yếu tố quan trọng cấu thành VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Cà Mau. Trong thời đại ngày nay, cán bộ lãnh đạo, quản lý càng đóng vai trị hết sức quan trọng. Để thực hiện được vai trò này, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trước hết phải chú trọng đến việc nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em, của quốc tế, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo trong q trình thực hiện đường lối chính trị của Đảng, hiểu biết tình hình thực tế của đất nước, góp phần xây dựng đường lối chính sách của Đảng cho phù hợp với tình hình mới. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có tinh thần đồn kết thống nhất trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Nó bao gồm những hiểu biết về hệ thống chính trị (HTCT) cũng như vai trò của các thành phần tham dự vào HTCT ấy, từ giới cầm quyền đến các đại biểu cũng như cả vai trị của truyền thơng. Đó là hệ thống các quan điểm, giá trị về HTCT và định hướng của cá nhân và tổ chức về cách thức chính quyền vận hành và những thành tựu chính quyền cần đạt được.

Trong nhiệm kỳ 2010- 2015, tỉnh Cà Mau đã đào tạo được 23.746 người có trình độ đại học, cao đẳng. Số người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đều tăng nhanh. Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 9 tiến sĩ, 462 thạc sĩ, 14.974 cử nhân đang là cán bộ, cơng chức, viên chức; đó là chưa kể đến số 228 người đang được đào tạo sau đại học và khoảng 15.000 sinh viên đang theo học các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh. Tỉnh Cà Mau hiện có 24.000

cán bộ, cơng chức, viên chức từ cấp huyện trở lên, trong đó trình độ chun mơn khơng đồng đều, có nơi cịn thấp so với u cầu. Cụ thể, cán bộ, cơng chức viên chức của tỉnh có trình độ tiến sĩ chiếm 0,3%; thạc sĩ 1,75%; đại học 62%; cao đẳng 11%; sơ cấp 0,28%; chưa qua đào tạo 2,8% [41, tr. 12-14]. Tuy vậy, nhìn chung, năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau thời gian qua có tiến bộ rõ rệt; có khả năng tiếp cận và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế; năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đóng góp xứng đáng vào thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và công cuộc đổi mới đất nước. Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có kiến thức, trình độ, năng lực, có khả năng hội nhập quốc tế, đang vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau được Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm, xem đó là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh cán bộ đã được trung ương quy định. Trên tinh thần đó, gần 07 năm qua, tỉnh đã phối hợp, hiệp quản, liên kết với Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 2, khu vực 4, trường chính trị tỉnh,

các trường đaị học trong khu vực, tiến hành mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng ở các trình độ khác nhau, có hàng trăm lượt đồng chí lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh được đào tạo nâng cao trình độ về quản lý Nhà nước, về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; về chun mơn có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường của Trung ương; đào tạo trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị. Cụ thể như sau:

- Đào tạo lý luận chính trị cao cấp: 63 đồng chí, trong đó hệ đào tạo chính quy 26 đồng chí; hệ đào tạo tại chức 37 đồng chí;

- Đào tạo chun mơn, nghiệp vụ: Trình độ nghiên cứu sinh: 05 đồng chí; cao học 33 đồng chí (đào tạo trong nước);

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp: 06 đồng chí; chuyên viên chính 124 đồng chí;

- Bồi dưỡng ngoại ngữ (gồm tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Nhật) trình độ C1: 05 đồng chí; B1: 78 đồng chí; A2: 27 đồng chí;

- Bồi dưỡng tin học trình độ C: 19 đồng chí; trình độ B: 77 đồng chí. - Bồi dưỡng ngắn hạn nước ngồi: 46 lượt đồng chí;

- Tham quan, học tập kinh nghiệm nước ngồi: 247 lượt đồng chí Hiện nay, có 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh có trình độ lý luận chính trị cao cấp (trong đó có 22 đồng chí tốt nghiệp cử nhân chính trị); trình độ chun mơn, nghiệp vụ từ đại học trở lên, trong đó có 04 tiến sỹ, 79 thạc sỹ; 100% đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chun viên chính trở lên [41, tr.8-10]. Chính vì vậy, việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn của đội ngũ cán bộ này ngày càng có hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau đã dần thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn, việc hoạch định chính sách, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương được nâng lên rõ rệt. Tính chủ động, sáng tạo được phát huy. Bệnh kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bước được khắc phục.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ra Nghị quyết về công tác cán bộ. Xác định mục tiêu cơ bản là từ nay đến năm 2020, xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, người đứng đầu có năng lực chun mơn sâu, có khả năng nắm bắt và ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào thực thi cơng vụ và đối ngoại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tác phong và lối sống giản dị, gần gũi với quần chúng. Tạo nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể thay thế khoảng 30% theo hướng trẻ hóa cán bộ. Về tiêu chuẩn, phấn đấu đến năm 2020, hầu hết cán bộ được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó sở, ban, ngành tỉnh trở lên có trình độ sau đại học về chuyên môn, nghiệp vụ, cao cấp lý luận chính trị 100% (hệ đào tạo chính quy chiếm từ 70%), quản lý nhà nước chương trình chun viên chính 70%, chun viên cao cấp 30%.

Để thực hiện mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hàng năm và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh đến năm 2020. Q trình thực hiện, các cấp, các ngành đã có sự chuyển biến cơ bản về mặt nhận thức đối với công tác cán bộ và quan tâm khá tồn diện đến cơng tác đào tạo cán bộ, gắn với công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, tăng cường cán bộ đi đôi với công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, phân cơng cán bộ đi nước ngồi tham quan, học tập kinh nghiệm tại một số quốc gia.

Quá trình này đã cung cấp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh nhiều tri thức chính trị quan trọng cả về lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh cũng có các điều kiện và cơ hội cần thiết để tìm hiểu và tiếp xúc với đời sống chính trị ở nhiều địa phương khác trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới (tính từ năm 2010 - 2017 đã có 379 lượt cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đi cơng tác nước ngồi), từ đó cung cấp và hồn thiện thêm sự hiểu biết, định hướng các giá trị và cung cấp thêm các kỹ năng hoạt động chính trị cho đội ngũ cán bộ này [41, tr.6].

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác cán bộ nói chung và cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà mau nói riêng thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, nan giải:

Hiện tại, tri thức chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau chưa đồng đều. Một bộ phận cán bộ khơng chủ động tìm hiểu về các tri thức lý luận chính trị, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động chính trị thực tiễn ngồi chun mơn của mình. Trình độ, kiến thức, năng lực về cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Đại đa số cán bộ trưởng thành từ cơ sở lên, tuy có một số kinh nghiệm trong cơng tác nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức một cách cơ bản vì phần lớn khơng được đào tạo chính quy. Riêng với việc đi nước ngoài là rất tốn kém ngân sách, nhưng hiệu quả học tập kinh nghiệm không cao nếu chưa muốn nói là có những chuyến đi chỉ mang tính chất tham quan là chính, gây lãng phí khơng nhỏ cho ngân sách địa phương trong khi Cà Mau vẫn còn là một tỉnh nghèo. Mặt khác, hiện tại một số cán bộ trẻ, có năng lực, nằm trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, nhưng cịn thiếu trình độ chính trị và vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn. Hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn nhiều hạn chế; tinh thần, thái độ, động cơ học tập của một số cán bộ chưa đúng đắn, có tư tưởng lệch lạc trong học tập, học để đối phó, để hợp thức hóa bằng cấp, chức danh, chức vụ. Từ đó, một số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng có bằng cấp nhưng chất lượng, hiệu quả công tác không cao.

2.2.2. Về tư tưởng chính trị.

Các cán bộ chủ chốt đa số đã trưởng thành trong phong trào quần chúng và được giác ngộ lý tưởng chính trị. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ tư tưởng và cơng tác chính trị, tư tưởng, tỉnh Cà Mau đã thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, quán triệt chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, nhưng nhìn chung, cán bộ

lãnh đạo, quản lý vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những cán bộ lãnh đạo, quản lý ln tích cực tham gia cơng việc nhà nước và xã hội, tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Lịng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được tăng cường và từ đó ln thể hiện thái độ kiên quyết chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược diễn biến hồ bình của thế lực thù địch, đây là tư tưởng và niềm tin chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở mức độ cao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Cà Mau đại bộ phận đều kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Ðảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý hầu hết đều gương mẫu trong thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Ðảng, Nhà nước và của nhân dân.

Mặc dù nhận thức khác nhau, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có nhân sinh quan, phương pháp luận đúng đắn, nhận thức rõ được tính cách mạng, khoa học của việc kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, các chủ trương, đường lối của Đảng, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, nhận thức được vai trò tất yếu của Đảng cộng sản Việt Nam đi đôi với yêu cầu đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tính mềm dẻo của chính sách đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế, với nhiệm vụ trọng tâm là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thời gian qua, trước những sự kiện to lớn của tình hình chính trị thế giới, trước những thách thức tồn tại và phát triển của các mơ hình xã hội chủ nghĩa, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội trong nước... đại bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý tỉnh Cà Mau đã giữ vững được

bản lĩnh chính trị của mình. Điểu đó được thể hiện tiêu biểu ở sự trung thành tuyệt đối với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có tinh thần đấu tranh khơng khoan nhượng với những tư tưởng và hành động sai trái đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng và lợi ích chính đáng của nhân dân; kiên quyết phủ nhận đa nguyên về chính trị và đa đảng đối lập, gây rối loạn chính trị, cản trở q trình phát triển của đất nước.

Mặc dù vậy, một bộ phận trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau cịn có nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; một số rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Một số khác có biểu hiện tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, khơng quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, khơng muốn người khác hơn mình.Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thối hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tình đồng chí trong một bộ phận cán bộ diễn ra nghiêm trọng, kéo dài nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp thời xử lý. Vẫn cịn có những cán bộ tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí cơng tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; khơng sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn, làm trái lời thề của người cộng sản. Thậm chí có người cịn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh. Một bộ phận không nhỏ cán

Một phần của tài liệu Ths CTH văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở cà mau trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w