2.3.1. Ưu điểm và hạn chế
2.3.1.1. Ưu điểm
Có thể khẳng định rằng, phần lớn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau hiện nay đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với
Đảng, Tổ quốc và nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, ln có ý thức vươn lên khắc phục khó khăn, giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, xứng đáng với vai trị là đầy tớ, cơng bộc của dân, được nhân dân tin yêu. Cán bộ chủ chốt có tinh thần chủ động, độc lập suy nghĩ, hành động, kiên trì tìm tịi cái mới, có khả năng dự báo các tình huống và có ý thức tích cực lựa chọn các cách thức giải quyết thích hợp. Phần lớn trong họ có khả năng tiếp thu cái mới, bước đầu có tri thức về kinh tế thị trường, quản lý kinh tế và quản lý xã hội trong điều kiện mới. Các chính sách kinh tế, xã hội ngày càng phù hợp và hiệu quả. Khả năng cụ thể hoá, tổ chức thực hiện đường lối của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh được nâng lên rõ rệt. Tính sáng tạo, chủ động được khơi dậy, tính thụ động một chiều trước kia đã được khắc phục một bước căn bản. Quan trọng hơn, đó là năng lực lãnh đạo và quản lý của họ đã được đo lường, kiểm nghiệm từ thực tiễn ở địa phương. Những thành tựu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh… là những minh chứng sống động về sự nhất trí cao của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị; đồng thời đó cũng là những ghi nhận mạnh mẽ về năng lực của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đã biết vươn lên chứng tỏ khả năng có thể gánh vác và hồn thành những nhiệm vụ chính trị mới.
Nhìn chung, VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau từng bước được xây dựng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng đang đặt ra trong giai đoạn mới. Từ tri thức chính trị, tư tưởng chính trị, lý tưởng và niềm tin chính trị đến giá trị và chuẩn mực chính trị, thái độ, hành vi chính trị đều có nhiều tiến bộ rõ rệt, điều đó được minh chứng trong nhận thức, tư tưởng và hành động thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, trong việc tích cực tham mưu cho Đảng, Chính phủ và Quốc hội hoạch định chính sách ở tầm chiến lược, thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành hệ thống thể chế, chính
sách của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Đồng thời, cũng chính đội ngũ này đã lãnh đạo, chỉ đạo giám sát, kiểm tra việc thực hiện và đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, mang lại sức sống mới cho vùng đất cuối trời Tổ quốc. Ngoài ra, đội ngũ này cịn có nhiều đóng góp tích cực vào việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận của Đảng và Nhà nước ta. Có thể nói, thành quả có được trong những năm qua, ngoài sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo Trung ương cịn chính là cơng sức, trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn tỉnh nhà, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau.
2.3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm và đóng góp to lớn đó, trên thực tế, vấn đề VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau hiện nay vẫn cịn khơng ít những bất cập, nan giải cần phải giải quyết, khắc phục.
Nhìn chung, VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau chưa đồng đều, có mặt cịn hạn chế. Trình độ, kiến thức, năng lực về cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Đại đa số cán bộ trưởng thành từ cơ sở lên, tuy có một số kinh nghiệm trong thực tiễn công tác nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức một cách cơ bản. Một số cán bộ trẻ, có năng lực, nằm trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhưng cịn thiếu trình độ chính trị và vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn. Hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung cịn nhiều hạn chế; một số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng có bằng cấp nhưng chất lượng, hiệu quả cơng tác khơng cao. Vẫn cịn một bộ phận cán bộ thiếu tu dưỡng rèn luyện, cá biệt có cán bộ cịn mơ hồ, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức và lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, cửa quyền, sách nhiễu dân,
vun vén cá nhân, cục bộ địa phương, gây mất đoàn kết nội bộ, lười học tập để nâng cao trình độ. Từ đó dẫn đến một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh không theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra trong tình hình mới. Hiện tại, tỉnh Cà Mau đang cịn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi nhưng lại thừa cán bộ lãnh đạo, quản lý kém cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe cũng như năng lực công tác. Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như chất lượng nguồn nhân lực đang là một thách thức lớn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Cà Mau hiện tại cũng như tương lai.
Vấn đề lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ đã và đang cịn tồn tại trong một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh chính là rào cản lớn trên con đường phát triển của Cà Mau. Tồn tại phổ biến tâm lý ngại sự thay đổi, đột phá, muốn giữ ổn định. Một nhóm những người có năng lực thực sự, muốn có sự thay đổi cũng khơng dám trao đổi, đề xuất một cách bình đẳng, tự tin những suy nghĩ đột phá, cách làm sáng tạo với người lãnh đạo. Một số khác thì có biểu hiện cơ hội, tranh thủ phiếu bầu, lấy lịng cấp trên, thấy đúng khơng ủng hộ, thấy sai khơng phê phán, khơng nâng cao trí tuệ, tiếp cận thông tin, rèn luyện tư duy khoa học, dám nghĩ, dám làm và sợ đổi mới, phát triển với một tầm nhìn mới, tư duy mới, cách làm mới, sợ rằng những đổi mới sẽ ảnh hưởng đến lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Thay vào đó, họ đầu tư vào quan hệ, chạy chọt, tìm mọi cách để lọt vào cơ cấu lãnh đạo cấp cao hơn. Tình trạng trên rõ ràng đang là rào cản, sức ì lớn trong việc xây dựng tầm nhìn đối với những người lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau hiện nay.
Một trong những vấn đề nan giải đặt ra đó là làm gì và làm thế nào để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh vừa có năng lực chun mơn, vừa có phẩm chất chính trị, nhân văn, điều này gần như trước đây địa phương ít chú ý tới. Vì vậy, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh tuy có những năng lực nhất định, nhiệt tình cơng tác nhưng làm việc khơng có
hiệu quả. Một số người có năng lực chun mơn thì khơng có khả năng giao tiếp, một số người khác có khả năng giao tiếp thì lại yếu kém về chun mơn. Các tiêu chuẩn về văn hóa, nhân văn khơng được ghi thành tiêu chuẩn cán bộ nên nhiều khi bị sử dụng một cách tùy tiện, thậm chí rất lệch lạc. Chính sự yếu kém về tư duy lý luận và tư duy lơgíc mà trong nhận thức, xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội còn lúng túng và bị động, khi vận dụng và triển khai vào thực tiễn khơng nhất qn, thậm trí cịn trái ngược nhau.
Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau vẫn (còn nhiều yếu kém, bất cập) chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nhận thức đến lãnh đạo, tổ chức thực hiện mơ hình phát triển cũng như bản lĩnh hội nhập và xử lý những tình huống phát sinh còn nhiều lúng túng.
Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh còn nhiều hạn chế. Một số người đồng nhất hoàn toàn dân chủ hiện nay với dân chủ xã hội chủ nghĩa theo nghĩa đầy đủ của nó. Một số lại có ảo tưởng muốn đạt ngay một trình độ phát triển cao của dân chủ trong khi nhiều tiền đề khách quan và chủ quan chưa chín muồi. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn tồn tại ở khơng ít người. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng vẫn còn bị hiểu sai lệch, biến thành tập trung quan liêu hoặc dân chủ vơ tổ chức, dân chủ hình thức.
Tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, hách dịch với dân của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã gây bất bình trong nhân dân, tạo bức xúc trong dư luận xã hội. Điều cần phải nói là các vụ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực xảy ra tại địa phương thời gian qua hầu hết lại không phải do người của ngành hoặc các cơ quan chức năng địa phương phát hiện, càng không phải thông qua sinh hoạt Ðảng mà hầu hết là do quần chúng nhân dân và đặc biệt là do báo chí
phát hiện, vào cuộc với một tinh thần quả cảm (tất nhiên là khơng có báo chí địa phương tham gia). Cái khó của chống tham nhũng là phải chống hành vi lợi dụng chức quyền của một bộ phận cán bộ lãnh đạo có chức cao, quyền trọng hám lợi, thối hóa biến chất nằm ngay trong bộ máy quyền lực của Ðảng và Nhà nước chứ khơng phải là loại cán bộ bình thường. Thực tế này gây ra khơng ít khó khăn, thậm chí hiểm nguy đối với những cơ quan, những người chống tham nhũng, trong đó có những người làm báo.
Chính vì vậy, kịp thời khắc phục những nan giải về VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2. Nguyên nhân
2.3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm
Tỉnh Cà Mau đạt được những kết quả như trên, trước hết là được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương; sự phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, đồn kết thống nhất nội bộ, tạo được sự đồng thuận xã hội, phát huy được nội lực, sức mạnh khối đại đoàn kết của nhân dân trong tỉnh.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau cơ bản có trình độ tri thức chính trị, từ đó có tư tưởng và niềm tin chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, có năng lực chun mơn và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, nắm vững được các nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận dụng hợp lý, linh hoạt các cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển; đã biết chọn những vấn đề trọng tâm, dồn sức chỉ đạo thực hiện. Quan tâm làm tốt công tác cán bộ, đánh giá, bố trí đúng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện thiếu trách
nhiệm tại địa phương. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau ln giữ gìn được phẩm chất cao đẹp của người cán bộ, đảng viên, nêu tấm gương sáng về đạo đưc, lối sống, về tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, gần gũi, gắn bó, sống hịa mình với nhân dân, được cấp dưới và nhân dân tín nhiệm. Đội ngũ cán bộ này thường xuyên giữ vững nguyên tắc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với giữ vững kỷ cương, tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng; tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, các phong trào thi đua để động viên kịp thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, cá nhân trong toàn tỉnh.
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Có nhiều nguyên nhân hạn chế về VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Cà Mau thời gian qua. Trong đó, vấn đề cốt yếu nhất, trăn trở nhất vẫn là vai trò nêu gương của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh chưa thể hiện tốt. Thậm chí, khơng ít trường hợp cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh khi thực hiện vai trị, trách nhiệm của mình chỉ dừng lại ở việc hơ hào, phơ trương, mị dân, nói sng mà khơng thực hành, “nói một đàng, làm một nẻo”, “nói khơng đi đôi với làm”, thiếu tinh thần làm gương, đi trước, làm trước. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý hô hào học tập phong cách lãnh đạo quần chúng, dân chủ, nêu gương của Bác, nhưng trong việc làm thực tế thì ngược lại, vẫn cịn nặng hình thức, bệnh thành tích, độc đốn, cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, lợi ích nhóm, chưa thật coi trọng việc lắng nghe ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân, phản biện của dư luận xã hội về hiệu quả kinh tế - xã hội của một số đề án, dự án lớn, hay trong cơng tác cán bộ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí, nạn chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển; vẫn còn xuất hiện thực trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh có tư tưởng “an phận, thủ thường”, “dĩ hịa vi q”, thấy đúng khơng bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh để lo giữ mình, giữ việc, giữ chức… đã làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với đội ngũ cán
bộ này, càng làm mất đi ý nghĩa to lớn của phong trào học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 4,5,6 (khóa XII) của Đảng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả.
Những hạn chế, bất cập trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan là do một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân; cơng tác quản lý, kiểm tra, bố trí, sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập, yếu kém; kỷ luật cán bộ khơng nghiêm. Chưa có chính sách phát hiện, thu hút và tạo nguồn cán bộ trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Thiếu cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng người có đức, có tài. Nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới, cịn cào bằng, thậm chí lạc hậu, thiếu động lực cho sự phát triển cán bộ. Trong công tác cán bộ, việc nhận xét, đánh giá cán bộ đơi lúc chưa chính xác, thường sa vào nhân tố chủ quan, cảm tính, thực trạng trên đang là rào cản che khuất tầm nhìn của người lãnh đạo, quản lý.
Tình trạng cịn thiếu, mất dân chủ có cả ngun nhân khách quan và chủ quan. Do trình độ thấp kém của kinh tế, với thể chế kinh tế thị trường còn sơ khai, chưa hoàn thiện sẽ hạn chế rất nhiều sự phát triển của dân chủ trong xã hội. Dân chủ gắn liền với dân trí, nhưng mặt bằng dân trí, trình độ dân trí của nhân dân Cà Mau nhìn chung cịn thấp. Tác động của mặt trái KTTT và hội nhập quốc tế; các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền,