3.1. Những vấn đề đặt ra về quản lý hoạt động thư viện tỉnh Quảng Ninh
3.1.2. Dự báo về sự phát triển của thư viện tỉnh Quảng Ninh
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hệ thống thư viện cơng cộng trên cả nước nói chung và Thư viện tỉnh Quảng Ninh nói riêng đang từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa và hội nhập. Thư viện tỉnh Quảng Ninh đã xác định rõ một số mục tiêu cụ thể về củng cố và phát triển văn hóa đọc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề ra những bước đi mới cho thư viện trong thời gian tới.
Một số mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2020 như sau:
+ Củng cố, kiện tồn, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng của tỉnh Quảng Ninh;
+ Phấn đấu 25 - 30% người dân ở khu vực nông thôn, 20 - 25% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thơng tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng,…
+ Phấn đấu 50 - 60% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;
+ Phấn đấu 90% người sử dụng thư viện (với tất cả các đối tượng) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thơng tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí;
+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách/tài liệu là 03 bản sách/tài liệu/ người dân và đạt 1,0 bản sách/tài liệu/ người dân trong hệ thống thư viện công cộng (xuất bản phẩm in và điện tử); mỗi người dân đọc trung bình 02 bản sách/tài liệu/ năm;
- Phấn đấu đến năm 2025:
+ Phấn đấu 70 - 80% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;
+ Phấn đấu 100% người sử dụng thư viện (với tất cả các đối tượng) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí;
+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách/tài liệu là 05 bản / người dân và đạt 1,5 bản / người dân trong hệ thống thư viện công cộng (xuất bản phẩm in và điện tử); mỗi người dân đọc trung bình 04 bản sách/tài liệu/ năm;
- Định hướng đến năm 2030:
+ Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp
tục được cải thiện. Hoạt động thư viện và các hoạt động khác liên quan đến văn hóa đọc có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử);
+ Mức hưởng thụ bình quân sách/tài liệu là 07 bản/người dân và đạt 1,8 bản/người dân trong hệ thống thư viện công cộng (xuất bản phẩm in và điện tử); mỗi người dân đọc trung bình 06 bản sách/tài liệu/năm [48, tr.1-3].
Để hiện thực hóa được các mục tiêu như trên và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình với vai trị tham mưu trong công tác thư viện trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, Thư viện tỉnh Quảng Ninh cần có những bước đi tích cực, phù hợp với những nội dung cụ thể và thiết thực. Thư viện xác định đẩy mạnh phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển thư viện số, thực hiện hội nhập, liên thông với cộng đồng thông tin - thư viện trong nước và quốc tế. Đa dạng hoá phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ thơng tin, phục vụ tốt nhu cầu đọc; Tích cực quảng bá hoạt động thư viện, từng bước tạo lập và đưa vào khai thác các dịch vụ mới và hiện đại nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện.
Trên quan điểm phục vụ mới: hướng tới người sử dụng, tạo điều kiện để bạn đọc khai thác, thỏa mãn nhu cầu thông tin một cách thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, tích cực quảng bá, tun truyền văn hóa đọc, khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời trong mọi tầng lớp nhân dân.
Để quản lý hoạt động ở Thư viện tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả cao, công tác quản lý thư viện khơng thể nằm ngồi xu hướng phát triển chung như đã nêu trên. Tuy nhiên, Thư viện cần căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để triển khai một cách linh hoạt các định hướng cho phù hợp và đạt hiệu quả.