Quy trình đánh giá chất lượng ảnh tổng thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng ảnh viễn thám quang học của Việt Nam. (Trang 76)

Dữ liệu đầu vào của quá trình hiệu chỉnh bức xạ là dữ liệu ảnh mức 0, sau khi hiệu chỉnh bức xạ sẽ sử dụng dữ liệu mức 1A tại khu vực đồng nhất để đánh giá chất lượng ảnh qua thông số SNR. Việc đánh giá thông qua MTF được thực hiện sau đó với dữ liệu mức 1A tại các bãi kiểm định. Trước khi dữ liệu được cung cấp cần thực hiện đánh giá chất lượng dữ liệu theo nhu cầu sử dụng, và thực hiện việc tăng cường chất lượng nếu cần thiết.

Tệp tin hiệu chỉnh hệ

thống Đánh giá theo nhu cầu

sử dụng ảnh Đánh giá qua thông số MTF Đánh giá qua thơng số SNR Hiệu chỉnh bức xạ D ữ l i ệ u ả n h m ứ c 0

Quy trình hiệu chỉnh bức xạ, đánh giá chất lượng ảnh qua thông số SNR, MTF được thực hiện theo chu kỳ nhất định, tùy theo điều kiện thực tế vận hành của mỗi hệ thống vệ tinh. Quy trình đánh giá theo nhu cầu sử dụng ảnh được thực hiện không theo chu kỳ mà phụ thuộc nhu cầu sử dụng của từng trường hợp cụ thể.

Kết quả của các quy trình hiệu chỉnh, đánh giá được đưa vào tệp tin hiệu chỉnh để cập nhật cho hệ thống thu nhận ảnh. Tệp tin hiệu chỉnh hệ thống này lưu trữ giá trị hiệu chỉnh của mỗi điểm ảnh cho từng kênh ảnh của dữ liệu, tệp tin này được đưa lên vệ tinh hoặc sử dụng tại trạm thu nhận ảnh mặt đất.

3.1 Quy trình hiệu chỉnh bức xạ

Mục tiêu của quá trình hiệu chỉnh bức xạ là nhằm chỉnh sửa các sai lệch và thu lại các dữ liệu hữu ích từ dữ liệu ảnh thơ. Sau q trình hiệu chỉnh bức xạ, dữ liệu ảnh phải tương ứng với mức bức xạ đầu vào trên mặt đất cho từng kênh phổ.

Do các điểm ảnh không giống hệt nhau về mức độ hồi đáp và độ lệch tín hiệu tối, nên các đặc tính này của điểm ảnh cần phải được đo đạc riêng biệt và thực hiện hiệu chỉnh bức xạ. Quá trình hiệu chỉnh bức xạ được thực hiện đối với tín hiệu tối và mức độ hồi đáp khơng đồng đều của điểm ảnh. Quy trình cụ thể được trình bày dưới đây.

3.1.1 Hiệu chỉnh tín hiệu tối (DS)

Dữ liệu ảnh mức 0 Tệp tin DS mới Thống kê giá trị bức xạ các điểm ảnh

Giá trị ngưỡng DS So sánh Tệp tin DS cũ Dưới ngưỡng Trên ngưỡng Dữ liệu ảnh mức 1A Hình 3.2. Quy trình hiệu chỉnh DS a. Dữ liệu ảnh mức 0 Tệp tin hiệu chỉnh DS

Trên Trái đất, biển và đại dương là các bề mặt trải rộng ít phản xạ hơn. Tính đặc biệt này bao phủ tồn bộ dải quang phổ hồng ngoại sóng ngắn, hồng ngoại khả kiến và sóng ngắn. Hơn nữa, khơng có nguồn bức xạ gây nhiễu khi khu vực này đủ xa các bờ biển. Do đó, vào ban đêm, những khu vực như vậy là thích hợp nhất để tạo ra tín hiệu tối. Vì những lý do này, dữ liệu mức 0 để hiệu chỉnh tín hiệu tối thường được chụp ở các đại dương vào ban đêm, và cần tránh ngày trăng tròn.

b. Thống kê giá trị bức xạ của các điểm ảnh

Thống kê (giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho mỗi điểm ảnh) thường được thực hiện trên hơn 10.000 dòng (tức là 10.000 mẫu thời gian trên mỗi điểm ảnh), đủ lớn để tính tốn một thống kê có liên quan về tín hiệu tối (thường là 500 hoặc 1000 các mẫu được cho là đủ). Khi đó các giá trị trung bình tương ứng với tín hiệu tối và độ lệch chuẩn đặc trưng cho nhiễu tối.

Giá trị trung bình của tín hiệu tối phải được đánh giá trong từng kênh phổ và đối với mỗi điểm ảnh đơn lẻ (tức là tính khơng đồng nhất của tín hiệu tối phải được đặc trưng), để hiệu chỉnh hình ảnh thơ từ tín hiệu này.

Thực tế khi chụp ảnh biển hay đại dương vào ban đêm gặp nguồn sáng lạ như tàu thuyền,… dẫn đến sai lệch kết quả. Do vậy cần lọc bỏ các hàng ảnh có dữ liệu “xấu” này, độ lệch tối đa so với giá trị trung bình thường được quy định theo mỗi thiết bị chụp ảnh, đối với VNREDSat-1, giá trị này là 7LSB.

d. Tệp tin DS mới

Tệp tin tín hiệu tối mới được tạo ra sau khi đã loại bỏ các giá trị xấu, gây ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá.

e. So sánh giá trị DS

Tệp tin hiệu chỉnh mới được so sánh với tệp tin hiệu chỉnh cũ để tính tốn ra sai số giữa hai lần hiệu chỉnh ; sai số này được so sánh với ngưỡng tín hiệu tối mà nhà sản xuất thiết bị chụp ảnh đưa ra. Nếu sai số dưới ngưỡng thì có thể tiếp tục tính tốn SNR; trong trường hợp sai số vượt qua ngưỡng thì cần phải hiệu chỉnh lại.

f.Hiệu chỉnh DS

Dòng tối được hiệu chỉnh bằng cách cập nhật trực tiếp lên hệ thống thu nhận ảnh trên vệ tinh hoặc cập nhật vào hệ thống thu nhận ảnh tại các trạm mặt đất. Trong thực tế vận hành hiện nay, phương án cập nhật vào các trạm thu nhận ảnh được sử dụng nhiều hơn, vì lý do đảm bảo an toàn cho quả vệ tinh. Kết quả đồng thời của việc hiệu chỉnh là tệp tin hiệu chỉnh DS, được dùng để tạo ra tệp tin hiệu chỉnh bức xạ.

3.1.2 Hiệu chỉnh mức độ hồi đáp không đồng đều của điểm ảnh (PRNU)

PRNU bao gồm bản thân sự thay đổi mức hồi đáp từng điểm ảnh của cảm biến và của thành phần điện tử, quang học (như sự giảm bức xạ từ trung tâm đến cạnh xảy ra trong tiêu diện). Tương tự như tín hiệu tối, mục tiêu phần này là xác định đặc điểm của sự không đồng nhất này để hiệu chỉnh dữ liệu nhằm đưa ra sản phẩm tốt nhất có thể. Q trình hiệu chuẩn này cịn được gọi là cân bằng và bao gồm việc đánh giá mức hồi đáp của từng cảm biến so với mức hồi đáp trung bình trong trường nhìn.

Sự khơng đồng nhất thường được mô tả bằng cách coi sự hồi đáp của điểm ảnh gồm ba phần chính là: thành phần tần số thấp, có liên quan đến phần quang học của hệ thống tạo ra sự giảm bức xạ "tự nhiên" từ tâm đến rìa của mặt phẳng tiêu điểm; đóng góp chuỗi

của cảm biến.

Quy trình hiệu chỉnh mức độ hồi đáp khơng đồng đều của điểm ảnh được mơ tả như hình 3.3 dưới đây. Dữ liệu ảnh mức 0 Tệp tin PRNU mới Giá trị Tính giá trị trung bình của ảnh Lọc Tệp tin PRNU cũ

Trên ngưỡng Dưới ngưỡng

Dữ liệu ảnh

mức 1A Tệp tin hiệu chỉnh PRNU

Hình 3.3. Quy trình hiệu chỉnh PRNUa. Dữ liệu ảnh mức 0 a. Dữ liệu ảnh mức 0

Để đánh giá thông số mức độ hồi đáp không đồng đều của điểm ảnh (PRNU), dữ liệu ảnh được sử dụng là ảnh chụp trên khu vực có mức bức xạ đồng nhất. Trên bề mặt Trái đất những khu vực này thường là sa mạc hoặc núi băng. Trong nghiên cứu, dữ liệu ảnh chụp các sa mạc được sử dụng làm dữ liệu đầu vào, các khu vực này được coi là đồng nhất và bất biến về mặt phản xạ theo thời gian [26,35,41,36,68]

Do tín hiệu được tích hợp dọc the các cột để giá trị trung bình chỉ bị ảnh hưởng bởi điểm ảnh của mỗi hàng ảnh, nên giá trị trung bình của ảnh trong trường hợp này được tính theo các hàng ảnh.

c. Lọc

Để tín hiệu đầu ra chỉ cịn là ảnh hưởng của phần điện tử, các thành phần tần số thấp và tần số cao trong PRNU sẽ được lọc. Thành phần tần số thấp được lọc để loại trừ sự thay đổi chậm có thể có do hiệu ứng cảnh quan hoặc hướng trong trường nhìn. Từ tín hiệu thu được, suy ra thành phần tần số cao. Kết hợp với tần số thấp được xác định ngay từ trước khi phóng và giả định là ổn định theo thời gian với thành phần tần số cao tạo ra hệ số cân bằng.

d. Tệp tin PRNU mới

Tệp tin PRNU mới được tạo ra sau khi thực hiện các phép lọc, và tái tạo lại giá trị PRNU của thiết bị thu nhận ảnh.

e. So sánh giá trị PRNU

Để đánh giá chất lượng phổ của thiết bị thu nhận ảnh, giá trị PRNU sau khi tích hợp được so sánh với tệp giá trị PRNU chuẩn, được ghi trong tập định dạng CPF do nhà sản xuất thiết bị quang học trên vệ tinh cung cấp hoặc tệp giá trị PRNU được tính tốn trong chu kỳ đánh giá trước. Nếu giá trị sai số dưới ngưỡng nhà sản xuất đưa ra thì có thể thực hiện tính tốn SNR; nếu giá trị sai số trên ngưỡng thì cần thực hiện hiệu chỉnh.

f.Hiệu chỉnh PRNU

Tương tự như trong trường hợp hiệu chỉnh dịng tối, việc hiệu chỉnh PRNU cũng có thể tiến hành theo hai trường hợp: (1) đưa lên vệ tinh và (2) đưa vào trạm xử lý ảnh mặt đất. Và phương án thích hợp cho điều kiện Việt Nam hiện nay là đưa vào trạm xử lý ảnh mặt đất để đảm bảo an toàn cho hệ thống vệ tinh VNREDSat-1. Đồng thời kết quả này cũng sẽ xuất ra tệp tin hiệu chỉnh PRNU.

Kết quả của quá trình hiệu chỉnh bức xạ là tệp tin hiệu chỉnh bức xạ được tổng hợp từ tệp tin hiệu chỉnh DS và tệp tin hiệu chỉnh PRNU.

3.2 Quy trình đánh giá chất lượng ảnh qua thông số SNR

Đây là công đoạn đầu tiên trong đánh giá chất lượng ảnh viễn thám quang học để đảm bảo chất lượng dữ liệu đầu vào cho các công đoạn đánh giá tiếp theo

thơng số tín hiệu tối DS, và mức độ hồi đáp khơng đồng đều của điểm ảnh PRNU, và hiệu chỉnh hai thơng số này (nếu cần); sau đó sử dụng dữ liệu chụp các khu vực đồng nhất (các bãi kiểm định nhân tạo, hoặc tự nhiên) để tính tốn giá trị SNR và so sánh với giá trị thiết kế ban đầu đã đặt ra cho mỗi hệ thống vệ tinh viễn thám quang học (đối với VNREDSat-1 là SNR > 100 [31])

Quy trình Đánh giá chất lượng ảnh qua thơng số SNR được mơ tả cụ thể trong hình 3.4 dưới đây.

Hình 3.4. Quy trình đánh giá SNRa. Dữ liệu ảnh mức 1A a. Dữ liệu ảnh mức 1A

Sau khi loại bỏ sai số bức xạ thô nhờ tệp tin hiệu chỉnh bức xạ, dữ liệu ảnh mức 1A tại các khu vực đồng nhất trên bề mặt Trái đất được sử dụng để đánh giá SNR. Trong nghiên cứu, dữ liệu ảnh mức 1A chụp bãi kiểm định tại thành phố Buôn Ma Thuột sẽ được thu thập và sử dụng. Dữ liệu ảnh mức 1A Giá trị SNR Giá trị ngưỡng

SNR Đánh giá SNR Không đạt Không sử dụng

Đạt Dữ liệu ảnh mức 1A (bãi kiểm định) Tính tốn Lấy mẫu

Các ô mẫu được lấy là các ô màu đồng nhất trên bãi kiểm định gồm có ơ màu trắng và ơ màu đen tại khu vực đánh giá MTF, và các ô trên dải thang độ xám để đánh giá SNR.

c. Tính tốn

Theo định nghĩa, tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu được xác định bằng giá trị trung bình của tín hiệu μsig chia cho độ lệch trung bình của nền ảnh σbg [36].

Tuy nhiên, trong các bài toán xử lý ảnh, nhất là đối với dữ liệu ảnh có độ tương phản cao, nhiều hệ thống xử lý ảnh đồng nhất nền ảnh với màu đen tuyệt đối, từ đó đưa giá trị độ lệch trung bình nền ảnh σbg về 0, dẫn đến đưa giá trị SNR lên lớn vơ cùng. Do đó, trong trường hợp này, định nghĩa SNR được đổi thành tỉ số giữa giá trị trung bình của tín hiệu μsig chia cho độ lệch chuẩn của tín hiệu σsig (theo cơng thức 2.7)

d. Đánh giá SNR

Sau khi tính tốn giá trị SNR cho các kênh ảnh và so sánh với giá trị thiết kế ban đầu, nếu cao hơn thì có thể sản xuất ra sản phẩm ảnh mức 1A tại khu vực chụp các bãi kiểm định để phục vụ bước đánh giá tiếp theo, trong trường hợp nếu giá trị SNR vẫn thấp hơn giá trị thiết kế thì khơng sử dụng dữ liệu.

3.3 Quy trình đánh giá chất lượng ảnh qua thông số MTF

Sau khi chất lượng ảnh đảm bảo chất lượng theo yêu cầu về SNR, dữ liệu ảnh được đánh giá chất lượng qua thông số MTF, Tương tự như thông số SNR, mỗi hệ thống vệ tinh viễn thám quang học có một giá trị ngưỡng MTF khác nhau (đối với VNREDSat-1, giá trị ngưỡng MTF của hệ thống chụp ảnh là 0,08). Nếu giá trị tính tốn lớn hơn giá trị ngưỡng thì dữ liệu ảnh đạt chất lượng và có thể đưa vào sử dụng; nếu giá trị tính tốn thấp hơn giá trị ngưỡng thì dữ liệu ảnh khơng sử dụng được. Quy trình đánh giá MTF được mơ tả như hình 3.5 dưới đây.

Hình 3.5. Quy trình đánh giá MTFa. Dữ liệu ảnh mức 1A (bãi kiểm định) a. Dữ liệu ảnh mức 1A (bãi kiểm định)

Dữ liệu mức 1A sau đánh giá SNR đạt yêu cầu để đảm bảo tính đồng nhất của các ơ mẫu đen trắng sẽ được dùng làm dữ liệu đầu vào cho việc đánh giá MTF.

Các dữ liệu để đánh giá thông số MTF được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu VNREDSat-1, mức 1A, chụp bãi kiểm định tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Ngoài ra các dữ liệu khu vực bãi kiểm định Salon de Provence, cộng hòa Pháp [60] để đánh giá quá trình hoạt động của vệ tinh, dữ liệu được thu thập liên tục từ năm 2015 đến nay. Bãi kiểm định Bn Ma Thuột chỉ có dữ liệu hai thời điểm là 2017 và 2018. Các dữ liệu này được liệt kê trong bảng 3.1 dưới đây.

Giá trị ngưỡng MTF

Dữ liệu ảnh mức 1A (bãi

kiểm định)

Đánh giá MTF Không đạt Không sử dụng

Đạt Dữ liệu ảnh cấp cho người dùng Tính tốn MTF Xác định LSF Xác định ESF Chiết tách cạnh Lấy mẫu

STT Ngày chụp Vị trí

1 10/7/2015 Bãi kiểm định Salon de Provence 2 25/4/2016 Bãi kiểm định Salon de Provence 3 07/8/2017 Bãi kiểm định Salon de Provence 4 20/4/2018 Bãi kiểm định Salon de Provence 5 25/7/2019 Bãi kiểm định Salon de Provence 6 24/6/2020 Bãi kiểm định Salon de Provence 7 15/6/2021 Bãi kiểm định Salon de Provence 8 14/11/2017 Bãi kiểm định Buôn Ma Thuột 9 02/11/2018 Bãi kiểm định Buôn Ma Thuột

b. Lấy mẫu

Vùng ảnh được lấy để làm dữ liệu cho q trình tính tốn MTF là vùng ảnh có chứa một cạnh tương phản giữa hai ơ màu đen và trắng, được đặt nghiêng một góc α so với các trục x và y của ảnh (xem hình 3.6). Giá trị của góc α đối với bãi kiểm định tại Salon de Provence là 14,9 [37] và bãi kiểm định tại Bn Ma Thuột là 15.

Hình 3.6. Hướng của cạnh trong hệ quy chiếu ảnh phục vụ tính MTF

Khoảng cách lấy mẫu được chọn theo sơ đồ trong hình 3.7 sau đây:

Hàng ảnh 1

2 3 4

Lưới lấy mẫu ảnh Lưới lấy mẫu chuẩn

mẫu đơn vị theo hai trục x và y là bằng nhau (do trong trường hợp vệ tinh quang học quan sát trái đất hoạt động theo chế độ chổi đẩy nên độ phân giải theo hai trục là tương đương nhau). Giá trị của mỗi điểm ảnh trong hàng điểm ảnh sẽ đại diện cho hàm lan truyền cạnh ESF được lấy mẫu theo khoảng cách p. Từ một hàng ảnh sang hàng ảnh kế tiếp sẽ bị dịch một khoảng Δx do ảnh khu vực cạnh được chụp nghiêng góc so với đường bay của vệ tinh. Giá trị Δx được tính theo cơng thức dưới đây [30]:

Số lượng hàng ảnh trung bình lấy trong một cạnh được cho bởi:

Như vậy số hàng ảnh được sử dụng để lấy mẫu đối với bãi kiểm định Buôn Ma Thuột sẽ lần lượt là 3,732 hàng ảnh. Như vậy mỗi cảnh ảnh tại bãi kiểm định, số hàng ảnh được lấy mẫu là 4 hàng, các điểm ảnh được lấy đảm bảo tính đồng nhất và khơng bị ảnh hưởng do nhiễu từ các điểm ảnh ở rìa của ơ mẫu. Các hướng lấy mẫu được mô tả cụ thể như hình 3.8 sau đây:

Hình 3.8. Lấy mẫu để đánh giá MTFc. Chiết tách cạnh c. Chiết tách cạnh

Đối với các bãi thử dạng cạnh như sử dụng trong nghiên cứu, phương pháp chiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng ảnh viễn thám quang học của Việt Nam. (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w