Phương châm hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động PR trong chiến lược thương hiệu tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Trang 26 - 86)

Ngân hàng Kiên Long - sẵn lòng chia sẻ những khó khăn, nỗi trăn trở, ước mơ, dự tính kinh doanh, thành công của khách hàng; chia sẻ khó khăn trong công việc đối với nhân viên và chia sẻ gánh vác một phần trách nhiệm đối với cộng đồng - xã hội

Đó là lới hứa của ngân hàng Kiên Long với toàn thể khách hàng và người dân trong cả nước

9. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, các ngân hàng thương mại trong nước được chia thành bốn nhóm dựa trên nhiều chỉ tiêu (vốn điều lệ, tổng tài sản, lợi nhuận, số năm hoạt động, mức độ nhận biết của người tiêu dùng, các thành tựu đã đạt được,....). Các ngân hàng thuộc nhóm 1 được xem là những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Các ngân hàng thuộc nhóm 4 là những ngân hàng có quy mô nhỏ, tuổi đời hoạt động chưa lâu và còn đang trong giai đoạn xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Ngân hàng Kiên Long nhằm trong nhóm 4 của bảng xếp hạng. Tất cả các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều là đối thủ cạnh tranh, nhưng ngân hàng Kiên Long xác định cho mình đối thủ cạnh tranh chính là các ngân hàng cùng nhóm. Đó là các ngân hàng như: NH Đại Tín, NH Nam Á, NH Việt Á, NH Liên Việt, NH Miền Tây, NH Đại Dương, NH Đại Á...

Phân nhóm Tên Ngân hàng thương mại Việt Nam

Nhóm 1

NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), NH Công thương Việt Nam (VietinBank), NH Đầu tư và phát triển (BIDV), NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Nhóm 2

NH Á Châu (ACB), NH Sài Gòn thương tín (Sacombank), NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Nhóm 3

NH Đông Á (Dongabank), NH Quân đội (MB), NH Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), NH An Bình (ABbank), NH Đông Nam Á (SeaBank), NHTM Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), NH Hàng hải Việt Nam (Maritime bank), NH Phương Nam (Sounthern bank), NH Sài Gòn công thương (SaigonBank), NH Đệ Nhất (FirtBank)

GVHD: Ths. Lê Đình Thái

Nhóm 4

NH Kiên Long (Kienlongbank) , NH Miền Tây (Western bank), NH Đại Dương (OceanBank), NH Đại Tín (Trustbank), NH Đại Á (Daiabank), NH Việt Á (Vietabank), NH Liên Việt (Lienviet bank), NH Nam Á (Namabank), NH Tiên Phong, NH Bảo Việt

Hình 1: Bảng phân nhóm ngân hàng thương mại Việt Nam

(Nguồn: Tư vấn thương hiệu Kienlongbank – tập đoàn tư vấn thương hiệu MassoGroup)

9.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á

Ngân hàng TMCP Đại Á là Ngân hàng TMCP đầu tiên của tỉnh Đồng Nai chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 30/7/1993, với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng.

Đại Á ngân hàng đã chính thức được Ngân hàng nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn lên thành Ngân hàng TMCP đô thị từ tháng 10/2007. Tháng 3/2008, thẻ ATM của Ngân hàng Đại Á ra mắt khách hàng như và tấm thẻ đa năng.

Chỉ tiêu tài chính năm 2008:

 Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 3.090 tỷ đồng

 Lợi nhuận trước thuế: 66,2 tỷ đồng

9.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Ngân hàng TMCP Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng.

Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án ... Thực hiện mua, bán các loại ngoại tệ ở thị trường trong nước; Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức trong nước và nước ngoài; Thực hiện việc thu hút và chi trả kiều hối; Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; Chiết khấu, tái chiết

khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ; Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

Chỉ tiêu tài chính năm 2008:

 Vốn điều lệ: 1.359,8 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 10.316 tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổng lợi nhuận trước thuế:90 tỷ đồng

 Tỷ lệ chi trả cổ tức: 5.3 % bằng tiền mặt

9.3 Ngân hàng thương mại Đại Tín

Ngân hàng TMCP Đại Tín tiền thân là Ngân hàng nông thôn Rạch Kiến - ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An chính thức thành lập cách đây 18 năm.

Ngày 17/08/2007, ngân hàng Rạch kiến đã được thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín nhằm tạo điều kiện, tiền đề để ngân hàng phát triển trong thời gian sắp tới.

Ngân hàng Rạch Kiến là một trong bảy ngân hàng cổ phần vinh dự được tham gia vào quỹ tài chính nông thôn I (Quỹ RDF1) do ngân hàng thế giới tài trợ từ năm 1998 và hiện nay tiếp tục tham gia vào quỹ RDF 2 do sở giao dịch III ngân hàng đầu tư và phát triển Viện Nam làm chủ dự án. Hiện Ngân hàng chuẩn bị tiếp tục tham gia quỹ RDF 3.

Chỉ tiêu tài chính năm 2008:

 Vốn điều lệ: 1000 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 2.989 tỷ đồng

 Tổng lợi nhuận sau thuế: 23,3 tỷ đồng

 Tỷ lệ chia cổ tức là 12,09 % /năm

9.4 Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt

Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập của LienVietBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn

GVHD: Ths. Lê Đình Thái

Nhất (SASCO). Với số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, LienVietBank hiện là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ 4 tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietBank là các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited,…

Chỉ tiêu tài chính năm 2008:

 Vốn điều lệ: 3.300 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 3.800 tỷ đồng

 Tổng lợi nhuận sau thuế: 444 tỷ đồng

9.5 Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992. Qua 15 năm hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao

Những năm gần đây, Ngân hàng Nam Á được biết đến là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ổn định, bền vững, có chất lượng tín dụng thuộc loại tốt và được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp loại A trong nhiều năm liền. Thương hiệu Ngân hàng Nam Á đã được người tiêu dùng, cơ quan chức năng công nhận thông qua các giải thưởng có giá trị như: Top Trade Services do Bộ Công Thương trao tặng, “Thương hiệu vàng” do Bộ Công Thương và Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng. Năm 2007, Ngân hàng còn nhận được giấy chứng nhận “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” do Hội sở hữu Trí tuệ Việt Nam trao tặng.

Chỉ tiêu tài chính năm 2008:

 Vốn điều lệ: 1.253 tỷ đồng

 Tồng tài sản: 5.891 tỷ đồng

 Tổng lợi nhuân trước thuế:12,79 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993. Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Ngày 04/06/2007, OceanBank cho ra mắt tấm thẻ ATM đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mới của OceanBank, đồng thời gia nhập liên minh thẻ Banknetvn để mở cổng kết nối với các ngân hàng khác. Trong năm 2008 và sang năm 2009, OceanBank tiếp tục cung cấp cho các nhóm khách hàng các sản phẩm như: Thẻ thanh toán nội địa với hệ thống máy chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc; Dịch vụ Internet banking dành cho khách hàng cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống mạng lưới hoạt động của OceanBank đang được thiết lập nhanh chóng. Hiện OceanBank đã có 57 chi nhánh và phòng giao dịch khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong năm 2009, OceanBank sẽ tiếp tục mở rộng thêm hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của mình.

Chỉ tiêu tài chính năm 2008:

 Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 14.091,3 tỷ đồng

 Tồng lợi nhuận trước thuế: 62.084,3 tỷ đồng

9.7 Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây

Ngân hàng TMCP Miền Tây (Western Bank) tiền thân là Ngân hàng Cờ Đỏ, được thành lập từ cuối năm 1988 tại Thành phố Cần Thơ và chuyển đổi thành ngân hàng đô thị và vốn điều lệ của Western Bank nâng lên 1000 tỷ đồng năm 2007.

Western Bank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất vào hoạt động như: công nghệ bảo mật bằng dấu vân tay, máy kiểm xuất tiền tự động TCD (Teller Cash Dispenser), hệ thống ATM, hệ thống ebanking..

Western Bank nhiều năm liền nhận được sự tài trợ từ World Bank cho quỹ phát triển nông thôn, nâng cao năng lực thể chế và tài chính vi mô.

GVHD: Ths. Lê Đình Thái

Chỉ tiêu tài chính năm 2008

 Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 1.295,278 tỷ đồng

 Lợi nhuận sau thuế: 30,419 tỷ đồng

 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu: 11% / năm

9.9 Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt

Được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET BANK) đã chính thức trở thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống của Tập đoàn Bảo Việt.

Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, BAOVIET BANK có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015.

Chỉ tiêu tài chính năm 2008

 Vốn điều lệ:1.500 tỷ đồng

9.8 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thành lập vào tháng 8/2008 bởi Công ty cổ phần FPT (nắm giữ 12 % cổ phần), Công ty thông tin di động VMS MobiFone (10 % cổ phần) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam Vinare (10% cổ phần)

TienPhongBank được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính và vị thế của các cổ đông lớn này mang lại. TienPhongBank xác định phát huy các ưu thế này để xây dựng cho mình một nền tảng bền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả hơn.

 Vốn điều lệ: 1.250 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 2.419 tỷ đồng

 Tổng lợi nhuận sau thuế: 50,5 tỷ đồng

10. Tình hình hoạt động chung của ngân hàng Kiên Long

10.1 Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của ngân hàng Kiên Long

Tình hình cho vay

Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2008 đạt 2.195 tỷ đồng, tăng 843 tỷ đồng so với năm 2007 (tỷ lệ tăng 62,41%), nâng mức tăng trưởng bình quân hàng năm (giai đoạn 2006-2008) đạt trên 90%. Nợ xấu luôn được kiềm chế ở tỷ lệ thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với phương châm hoạt động an toàn và hiệu quả, ngoài việc mở rộng hoạt động tín dụng, Ngân hàng Kiên Long còn chú trọng đến mở rộng đối tượng cho vay đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng; cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ đời sống, cho vay cá nhân, doanh nghiệp, cho vay liên kết… ngoài các hình thức cho vay truyền thống, hiện nay Ngân hàng Kiên Long còn có các hình thức cho vay khác như: cho vay tín chấp, thấu chi, mua nhà, mua xe ô tô…

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ toàn Ngân hàng là 1,66 % (kế hoạch là ≤ 2%). Trong năm 2008, phần lớn các đơn vị trực thuộc đều hoàn thành vượt kế hoạch dư nợ cho vay. Trong đó, nhiều đơn vị thực hiện vượt trên 100% kế hoạch.

Tình hình huy động tiền gửi

GVHD: Ths. Lê Đình Thái

SVTH : Lê Thị Phuong Mai - 33 -

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2: Biểu đồ dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 – KienlongBank)

Trong năm qua, bằng những nỗ lực, quyết tâm của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long trong năm 2008 đã đạt được những kết quả khả quan.

Tổng huy động vốn tính đến 31/12/2008 đạt trên 1.846 tỷ đồng, tăng 318 tỷ đồng so với năm 2007 (tỷ lệ tăng 20,74 %), chiếm tỷ trọng

63%/tổng nguồn vốn. Trong đó:

 Số dư tiền gửi tiết kiệm bằng VND đạt 1.543,15 tỷ đồng tăng 90,95% so với 31/12/2007 và đạt 106,37% so với kế hoach đề ra.

 Tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 86,93 tỷ đồng, giảm 49,1 tỷ so với 31/12/2007 và đạt 45,61% so với kế hoạch đề ra. Tiền gửi tổ chức kinh tế giảm so với đầu năm là do trong năm đến hạn trả của 2 khoản tiền giao dịch liên ngân hàng là 100 tỷ đồng (Khoản 50 tỷ của Phố Wall nhận vào ngày 27/12/2007, gửi Ngân hàng Đại Dương, kỳ hạn 3 tháng; và khoản 50 tỷ nhận của Công ty phát triển nhà đô thị ngày 10/12/2007, gửi Ngân hàng Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, kỳ hạn 01 năm). Như vậy, nếu tính trừ khoản giao dịch liên ngân hàng thì tiền gửi tổ chức kinh tế năm 2008 tăng 241% so với 31/12/2007.

Trong huy động vốn, Ngân hàng luôn chú trọng khai thác nguồn vốn tại chỗ, bằng các giải pháp huy động vốn hiệu quả phù hợp với tình hình cụ thể. Đồng thời Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, chính vì thế mà mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng ngày càng được củng cố và hoàn thiện, từ đó nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư không ngừng tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 92% (2006-2008).

ĐVT: tỷ đồng

Hình 3: Biểu đồ dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 – KienlongBank)

Bên cạnh đó, năm qua Ngân hàng Kiên Long đã được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá là Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phát triển ổn định và hoạt động hiệu quả và tiếp tục tăng mức tài trợ nguồn vốn từ dự án Tài chính Nông thôn.

Tình hình hoạt động dịch vụ

Thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh họat động dịch vụ, Ngân hàng Kiên Long đa liên kết với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Phương Nam, Công ty EDEN để phát triển các dịch vụ như: Thanh toán thẻ, séc du lịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước, thu đổi ngoại tệ và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác thông qua tài khoản của khách hàng vv...

Ngoài ra trong quý IV năm 2008 Ngân hàng Kiên Long phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối.Tuy tỷ trọng thu nhập từ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động PR trong chiến lược thương hiệu tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Trang 26 - 86)