Tuy đã có những kết quả nêu trên, song liên quan đến vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở CHDCND Lào nói chung, tỉnh Luang Nam Tha nói riêng tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị học vẫn cịn khơng ít nội dung chưa được giải quyết.
Về lý luận, các cơng trình đã cơng bố tuy đã chú ý làm rõ bản chất của
khái niệm SKBV, nhưng chưa phân tích sâu sắc sự cần thiết phải đảm bảo SKBV, chưa chỉ ra những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội đạt được trong giải quyết vến đề SKBV cho các hộ nghèo. Tuy các nghiên cứu đã công bố có chỉ ra một số nội dung giải quyết vấn đề SKBV của các hộ nghèo, nhưng chưa làm rõ hệ thống các giải pháp chính sách, các lực lượng hay chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết này. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo SKBV của các hộ nghèo còn phiến diện, mới chú ý phân tích sâu vai trị của đến các nguồn lực, các dự án và chính sách, nhưng chưa nhận thấy tầm quan trong của yếu tố thể chế, của các tổ chức xã hội và sự nỗ lực cần có của bản thân các hộ nghèo. Vấn đề vai trò của Đảng cầm quyền trong việc lãnh đạo giải quyết đảm bảo SKBV ở CHDCND Lào cũng chưa được cơng trình nghiên cứu nào quan tâm. Việc nghiên cứu lý thuyết về tiêu chí đánh giá kết quả đảm bảo SKBV của hộ nghèo cũng mới đặt ra yêu cầu phải có chỉ số sinh kế, chưa xây dựng khung lý thuyết cho việc xác định cũng như chưa đưa ra hệ thống các tiêu chí cụ thể, toàn diện các vấn đề SKBV cho các hộ nghèo.
Về thực tiễn, tuy đã có những nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước,
một số tỉnh về giải quyết vấn đề SKBV của các hộ nghèo, để vận dụng vào thực tiễn giải quyết vấn đề này ở tỉnh Luang Nam Tha như thế nào thì vẫn đang bỏ ngỏ. Đến nay, tuy đã có một số đánh giá tổng kết thực tiễn giải quyết SKBV ở CHDCND Lào, nhưng chưa có một đánh giá nào được xây dựng trên
một cơ sở khoa học, có hệ thống thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha. Tình trạng này nếu khơng được nghiên cứu tìm ra giải pháp cơ bản, thiết thực thì việc giải quyết vấn đề SKBV cho các hộ nghèo của tỉnh không thể đạt được kết quan mong muốn.
Từ những vấn đề đặt ra về khoảng trống lý luận và thực tiễn nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh
Luang Nam Tha, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” của nghiên cứu
sinh với mong muốn tìm ra giải pháp tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách cho vấn đề này là mới và thiết thực.