- Dự báo những khó khăn
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm
Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Luang Nam Tha lần thứ VIII để ra mục tiêu nhiệm vụ đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo giai đoạn 2020 - 2025 và Nghị quyế số 112-NQ|TU ngày 21 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Luang Nam Tha về thực hiện công tác đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha đã xác định rõ:
- Mục tiêu về kinh tế - xã hội: Phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng của
tỉnh; từng bước cùng cố nội lực, tăng dần tích lũy cho nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vưng; mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển kinh tế dựa trên gia tăng nguồn lực đầu tư phát triển ngồi nhà nước, phát triển nơng nghiệp làm cơ sở cho phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp làm nền tảng cho phát triển kinh tế; chuyển một phần nguồn lực đầu tư từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp chế biến và dịch vụ theo hướng sản xuất, chế biến, tiêu thụ để nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp; chuyển đầu tư đối với một số lĩnh vực do Nhà nước đầu tư có tỷ suất lợi nhuận thấp, kiếm hiệu quả sang lĩnh vực đầu tư nhà nước hoặc ngồi Nhà nước có hiệu quả cao hơn.
Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng tồn diện, bền vững, tăng năng suất, chất lượng hàng hóa, đảm bảo yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung triển khai thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”; mở rộng diện tích cánh động mẫu lớn.
Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm, tuyến công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mời gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn từ ngân sách nhà nước.
Nâng cao hiệu quả đảm bảo SKBV, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người nghèo, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; tăng cường hỗ trợ kết cấu hạ tầng các cụm bản vùng sâu, cụm bản cịn khó khăn, cụm bản có đơng đồng bào dân tộc. Nhân rộng mơ hình đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, hỗ trợ vốn cho phát triển các mơ hình đảm bảo SKBV; tăng cường cơng tác chuyển giao kiến thức cho người nghèo; nâng cao chất lượng dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, đào tạo nghề theo nhu cầu, nâng cao trình độ đào tạo, gắn kết giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Huy động các nguồn lực trợ giúp cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ thuộc diện khơng thể thốt nghèo (đối tượng bảo trợ xã hội) cải thiện kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện và phối hợp thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là người lao động ở nơng thơn, có hồn cảnh khó khăn.
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,0%/năm trở lên. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm xuống dưới 1,5%.
+ Thực hiện hỗ trợ kinh phí cho 100% hộ nghèo đủ điều kiện xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
+ Thu nhập của hộ nghèo tham gia mơ hình tăng từ 10 - 15%/năm; bình qn mỗi năm có từ 5-10% số hộ tham gia mơ hình thốt nghèo; những hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ổn định đời sống và phát triển kinh tế.
+ Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về chăm sóc khỏe và bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin; đặc biệt là hộ nghèo, người cao tuổi cô đơn, hộ nghèo thuộc diện đối tượng có cơng với cách mạng, hộ nghèo thuộc diện chính sách bảo trợ xã hội, hộ nghèo có người khuyết tật;
+ 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ BHYT; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT;
+ 100% học sinh là con hộ nghèo đang học tại các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh, huyện được miễn, giảm một phần học phí; 100% các trường học trên địa bàn được kiên cố hóa và đạt chuẩn Quốc gia;
+ 100% hộ nghèo được sử dụng nước sách, nước hợp vệ sinh;
+100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin truyền thông, thông tin đại chúng (tivi, hệ thống truyền thanh…).
+ 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn được vay vốn lãi suất thấp đề phát triển kinh tế hộ để thoát nghèo, cận nghèo.
+ Hàng năm, hỗ trợ 1-2 mơ hình hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình. + 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tặng quà trong ngày quan trọng của Nhà nước từ Quỹ vì người nghèo và nguồn vận động xã hội hóa.
+ Hàng năm xây dựng, vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” 2 cấp đạt từ 1,5 tỷ kíp trở lên để hỗ trợ cho hộ nghèo tỉnh.
-Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Tiếp tục xây dựng các cơng trình thủy lợi kiên cố, kịp thời nạo vét kênh thủy lợi nội đồng phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, thường xuyên duy trì, tu sửa và nâng cấp các tuyến đường bằng bê tông liên thôn, bản, cung cấp nước sinh hoạt, điện, giúp giao thông đi lại thuận tiện là điều kiện để phát triển KT-XH.
Thực hiện hệ thống thông tin, liên lạc ở các cụm bản để đưa thông tin kịp thời tới người dân. Đầu tư, xây dựng hệ thống loa phát thanh để tuyên truyền, cung cấp thông tin nhằm chuyển biến về nhận thức của mọi người dân. Đài phát thanh của phường cần phải có chuyên mục phát các chuyên đề về XĐGN để người dân thấy được ý nghĩa thiết thực của chương trình này.