Các phụ kiện

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn học kỹ thuật đường ống và bể chứa đề tài above ground storage tanks (Trang 76 - 81)

Phụ kiện bao gồm các thành phần mà thường sẽ tạo thành hệ thống để dự trữ và phân tán lưu chất. Các kế hoạch và thơng số kỹ thuật phải trình bày rõ ràng các yêu cầu đối với máy bơm, van, bộ nạp, đường ống xả và các phụ kiện khác. Nhiều thay đổi được thực hiện mà khơng có đầy đủ chi tiết về kế hoạch và thông số kỹ thuật. Điều này sẽ để lại nhiều quyết định quan trong cho người thay đổi như những phụ kiện sẽ được sử dụng như thế nào và sử dụng ở đâu. Ngay cả khi các kế hoạch và thông số kỹ thuật chi tiết được cung cấp, khi lắp ráp có thể phát hiện những vấn đề với yêu cầu của các thiết bị phụ cho bể chứa trên mặt đất. Kinh nghiệm cho thấy rằng những sai lầm nghiêm trọng thường mắc phải do không lắp đặt đúng cách các thành phần quan trọng. Các đoạn sau mơ tả một số hệ thống nhiên liệu điển hình và một số phụ kiện cần thiết cho mỗi loại.

Có một số phương pháp điển hình để phân phối nhiên liệu từ các bình chứa trên mặt đất. Phương pháp đơn giản nhất để tiếp nhiên liệu cho phương tiện giao thông là gắn một máy bơm kiểu hút trực tiếp vào một cái ống ở cuối bình (Hình 8). Hệ thống này rõ ràng là khơng phù hợp với các bình chứa có đường kính lớn . Một bình chứa có đường kính lớn sẽ cần có máy bơm ở một độ cao mà người muốn tiếp nhiên liệu không dễ dàng tiếp cận được. Hệ thống đơn giản này cần có một van để ngăn sản phẩm bị hút qua bơm. Điều này có thể xảy ra nếu ống bị lỗi ở dưới mức lưu chất trong bình. Một vài nhà sản xuất có thể thêm thiết bị này vào bơm nên ta cần xem xét có nên sử dụng thiết bị đó hay khơng.

Hình 19. Hệ thống bình chứa gắn với bơm

Các phụ kiện khác là cửa để đổ đầy bình chứa, có thể nằm trên các bình đường kính nhỏ, trong tầm với của nhân viên giao nhiên liệu. Người lắp đặt phải lưu ý rằng bình chứa trên mặt đất thường được làm đầy bằng cách bơm sản phẩm từ xe tải chuyển hàng vào bình và thiết bị được thiết kế cho bể ngầm, được làm đầy bằng trọng lực, có thể khơng hoạt động bình thường trong điều kiện này.

Tất cả các bể chứa phải có hệ thống xả khẩn cấp có kích thước phù hợp đặt ở độ cao phù hợp phù hợp với các quy định hiện hành. Tất cả các bình chứa phải có kích thước phù hợp với lỗ xả khẩn cấp. Lỗ xả khẩn cấp được thiết kế để giảm áp suất dư thừa tích tu trong bể chứa trong khi hỏa hoạn, do đó ngăn khơng cho nó phát nổ. Bình chứa hai vách cần phải có một lỗ thơng hơi khẩn cấp cho cả bình sơ cấp và các bình khác trong mạng lưới.

Một phương pháp phổ biến khác để phân phối nhiên liệu vào xe từ các bình chứa trên mặt đất là sử dụng máy bơm hút thông thường được gắn liền kề hoặc ở xa bình, thường là bên dưới mức chất lỏng của bình chứa (Hình 20). Thiết bị bổ sung sẽ được lắp đặt dựa trên máy bơm này, và nếu là bình chứa đường kính nhỏ thì ta phải có máy bơm gắn trên đỉnh bình chứa.

Hình 20. Hệ thống hút và tiếp nhiên liệu

Đầu tiên, việc lắp đặt này cho phép sử dụng các bình chứa có đường kính lớn hơn. Với các bình có đường kính lớn, ta thường cần dùng thang để trèo lên đỉnh bình chứa để tiếp nhiên liệu. Ta có thể khơng cần sử dụng thang nếu vị trí tiếp nhiên liệu có thể dễ dàng tiếp cận. Ta kết nối lỗ tiếp nhiên liệu với một vị trí gần bình chứa và một thiết bị đo ngay đó. Ví dụ khi lỗ tiếp nhiên liệu được gắn đường ống xuống vị trí thấp, ta phải lắp thêm một van để ngăn dịng chảy ngược lại (Hình 21,22).

Hình 21. Các phương pháp tiếp nhiên liệu thơng thường

Hình 22. Các đuồng ống nối giúp tiếp nhiên liệu điển hình

Nhiều hệ thống như vậy sử dụng đường ống ngầm giữa bể và máy bơm hút. Các đường ống nằm dưới mực chất lỏng của bình chứa đều có tiềm năng bị rị rỉ liên tục trừ khi thiết bị anti si phơn được lắp đặt vào hệ thống đó. Thường có hai thiết bị anti siphon được dùng nhiều nhất trong quá trình lắp đặt bình chứa. Một cái là van điện từ có dây để mở khi bơm đang chạy. Cái khác là một van một chiều được thiết kế với một lò xo, được đặt để giữ van nằm trừ khi bơm đang chạy. Một van chặn phải được đặt tại điểm mà đường hút kết nối với đầu của bình để chặn dịng một cách thủ cơng. Trong trường hợp đường ống thốt ra khỏi bình ở dưới mực chất lỏng thì một van chống cháy sẽ được sử dụng làm phụ kiện đầu tiên. Van chống cháy là một thiết bị được thiết kế để đóng tự động khi chịu nhiệt độ cao (Hình 23).

Hình 23. Van chống cháy

Điều quan trọng khi sử dụng van xả trong bất kỳ đoạn đường ống nào đều có thể bị tắc ở cả hai đầu. Một đoạn đường ống bị tắc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian ngắn đều có khả năng đạt áp suất cao hơn các tiêu chí thiết kế của hệ thống ống. Những áp lực quá mức như vậy có thể khiến đường ống bị rị rỉ hoặc vỡ. Một việc cần thiết với hệ thống đó là sử dụng một van điều chỉnh áp suất. Thiết bị này được đặt ngay dưới máy bơm và được thiết kế để cho phép sản phẩm chỉ chảy khi bơm đang chạy. Nó cũng được thiết kế để phá vỡ vách ngăn sản phẩm nếu bơm bị lật (Hình 24).

Hình 24. Van điều chỉnh áp suất

Một phương pháp phổ biến thứ ba để phân phối nhiên liệu vào xe từ một bình chứa là sử dụng một máy bơm từ xa và một máy phân phối tại điểm tiếp nhiên liệu. Một lợi thế của thiết kế này là có thể khiến cho việc cung cấp nhiên liệu nhanh hơn. Một lợi thế khác là khoảng cách lớn hơn giữa các bình và điểm tiếp nhiên liệu. Hệ thống này có các yêu cầu tương tự đối với các lưu chất và lỗ xả khí như đã được đề cập ở trên. Thiết kế hệ thống này có thể sử dụng bất kỳ loại bơm nào trong số nhiều loại bơm, nhưng hầu hết thường được sử dụng là bơm chìm tiêu chuẩn của hệ thống lưu trữ ngầm. Bởi vì sử dụng bơm từ xa khiến đường ống chịu áp suất liên tục và mất máy sản phẩm liên tục có thể dẫn đến việc rò rỉ ống. Nếu đường ống nằm dưới mặt đất, ta có thể sử dụng các hệ thống phát hiện rò rỉ một cách hiệu quả. Thiết bị anti siphon cũng được sử dụng với hệ thống này, bởi vì sản phẩm có thể hút qua máy bơm chìm khi nó khơng chạy.

Loại hệ thống thứ tư được thấy thường xuyên là sử dụng bình chứa trên mặt đất để lưu trữ nhiên liệu cho lò hơi hoặc máy phát điện dự phòng. Nhiều hệ thống trong số này yêu cầu đường ống nằm trong một tòa nhà, gây ra sự lo lắng về an tồn cháy nổ. Thơng thường các phương pháp được sử dụng để chuyển nhiên liệu từ bình chứa sang nồi hơi / máy phát điện, phần lớn tương tự

như những lò hơi được sử dụng với hệ thống nhiện liệu, sử dụng máy bơm kiểu hút tại lò hơi / máy phát điện hoặc máy bơm từ xa tại bình chứa. Các quy định đối với lỗ xả hơi, van chặn, van khử trùng cũng tương tự như khi tiếp nhiên liệu cho xe.

Một đường ống hồn lưu có thể sử dụng một máy bơm ở lò hơi / máy phát điện để bơm lượng nhiên liệu dư thừa trở lại bình chứa. Trong trường hợp này, đường ống sẽ có áp suất dư và ta phải phát hiện rị rỉ của nó. Một phương pháp phổ biến để phát hiện rò rỉ cho cả đường cung cấp và hoàn lưu là đặt cả hai đường trong một đường ống ngăn chung với các cảm biến chất lỏng ở điểm thấp trong hệ thống đường ống. Theo NFPA 31, một tiêu chuẩn của hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy Quốc gia, nên tránh việc sử dụng van trong đường hồn lưu. Một van bị đóng lại ở đường hồn lưu có thể khiến nhiên liệu chảy ngược lại và tràn vào nhà. Khi một bể ngầm dữ trữ nhiên liệu cho hệ thống lò hơi / máy phát điện được thay thế bằng bình chứa trên mặt đất, cần phải xem xét kỹ lưỡng đường hồn lưu. Dịng hồn lưu có thể hoạt động được nhờ vào trọng lực của bể ngầm nhưng ta vẫn phải thiết kế hệ thống hoàn lưu khác cho AST.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn học kỹ thuật đường ống và bể chứa đề tài above ground storage tanks (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w